Hy hữu: Nam thanh niên bị 3 cọc sắt xoắn phi 14 đâm xuyên người

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân bị ngã từ độ cao nhà 5 tầng xuống cọc bê tông để sắt chờ trong tư thế nằm sấp và bị 3 cọc sắt xoắn phi 14 đâm xuyên.

Hãi hùng rơi từ tầng 5 vào cọc sắt bê tông chờ

Bệnh nhân là nam, sinh năm 2004, đang làm xây dựng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Theo lời kể của người nhà, khi đang lao động bệnh nhân bị ngã từ độ cao nhà 5 tầng xuống cọc bê tông có để sắt chờ trong tư thế nằm sấp, có 3 cọc sắt xoắn phi 14 đâm xuyên từ bụng qua vùng hạ vị, mông và tới đùi cẳng chân trái bệnh nhân.

Tại hiện trường đã được dùng cưa cắt đứt 3 cọc sắt để hạ được bệnh nhân xuống và được sơ cứu tại bệnh viện tuyến trước (truyền dịch, giảm đau) sau đó chuyển đến Khoa Cấp cứu.

3 thanh sắt đêm xuyên người bệnh nhân

3 thanh sắt đêm xuyên người bệnh nhân

Bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giờ thứ 3 trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc chậm, đau nhiều, tư thế nằm sấp do các thanh sắt đâm xuyên nhiều vị trí trên cơ thể làm cố định tư thế người, mông và chân.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, toàn bộ kíp trực ngoại đã tổ chức hội chẩn cấp cứu và lập tức chuyển bệnh nhân đến phòng mổ. Kíp cấp cứu, phẫu thuật có sự tham gia của nhiều chuyên khoa: Cấp cứu, Gây mê hồi sức, Phẫu thuật tiêu hóa, tiết niệu, phẫu thuật mạch máu, chấn thương tiến hành xử trí cấp cứu. 3 cọc sắt đâm xuyên từ bụng qua vùng hạ vị, mông và tới đùi cẳng chân trái bệnh nhân

Kíp cấp cứu cho biết, vết thương của bệnh nhân xuyên thấu tầng sinh môn, tổn thương cơ thắt hậu môn và 1/3 dưới trực tràng, xuyên thủng bàng quang; xuyên thấu từ 1/3 G đùi lên vỡ chỏm xương đùi thủng trần ổ cối; xuyên thấu 1/3 G cẳng chân T xuyên lên thấu qua đùi trái.

Phối hợp nhiều chuyên khoa để cứu người bệnh

Các chuyên khoa của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phối hợp, nhanh chóng đưa ra phương án tối ưu, chủ động kiểm soát các mạch máu lớn trước, trong và sau khi rút các thanh kim loại, giải quyết tổn thương.

Trong cuộc phẫu thuật, kíp gây mê đã đặt ống nội khí quản thành công trong hoàn cảnh bệnh nhân phải giữ nguyên tư thế nằm sấp trên cáng. Kíp phẫu thuật mạch máu tiến hành phẫu thuật bộc lộ rõ động, tĩnh mạch chậu ngoài và đồng, tĩnh mạch đùi; kiểm soát và tách rời các mạch máu lớn ra khỏi thanh kim loại để đảm bảo khi rút không gây tổn thương thêm các mạch máu.

Nếu không thực hiện được việc này, các mạch máu lớn sẽ bị tổn thương khi rút thanh kim loại ra khỏi cơ thể, gây chảy máu lớn, có thể làm bệnh nhân tử vong, vì thanh kim loại đã nằm sát các mạch máu lớn trên 1 đoạn dài khoảng 10 cm.

Sau khi xử trí rút các thanh sắt ra khỏi cơ thể, kíp phẫu thuật tiến hành khâu vết rách lớn mặt trước bàng quang và dẫn lưu bàng quang; phẫu thuật mở bụng kiểm tra toàn bộ các tạng trong ổ bụng và làm hậu môn nhân tạo đại tràng xuống.

Về chấn thương, kíp đã phẫu thuật lấy mảnh xương vỡ trần ổ cối bên trái, rạch rộng để ngỏ vết thương và sẽ tiếp tục xử trí tổn thương xương khớp trong thời gian tiếp theo.

Điểm đặc biệt của ca phẫu thuật này là bệnh nhân bị vết thương rất nặng và phức tạp, đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch và bất động tuyệt đối trong tư thế nằm sấp, gây khó khăn trong suốt quá trình cấp cứu. Khi phẫu thuật, kíp thực hiện đã cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng trong từng giai đoạn.

3 thanh sắt được lấy ra từ người bệnh nhân3 thanh sắt được lấy ra từ người bệnh nhân

Ngoài ra, ở trường hợp này, kíp cấp cứu đã đưa ra chiến thuật xử trí chính xác, nhanh chóng. Do tiên lượng được các tổn thương có thể xảy ra khi di chuyển, thay đổi tư thế bệnh nhân, đặc biệt là tổn thương các mạch máu lớn có thể gây tư vong, kíp đã sắp xếp để từng chuyên khoa thực hiện thao tác, kết quả đã đảm bảo không để gây ra bất cứ tổn thưởng nào khi lấy bỏ các thanh sắt”.

Các bác sĩ khuyến cáo, thời gian qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận nhiều trường hợp tai nạn lao động phức tạp, do đó việc đảm bảo an toàn lao động cần được thực hiện đầy đủ để tránh những hậu quả lớn, gây nguy hiểm đến tính mạng người lao động.

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top