Hy hữu: Cô gái 22 tuổi có xương sườn mọc ở cổ

Đau cổ vai gáy và cánh tay đi khám phát hiện u hố thượng đòn nhưng không ngờ sau khi chụp cắt lớp vi tính thì nguyên nhân gây bệnh của cô gái lại là do xương sườn phụ quá phát mọc ra ở đốt sống cổ 7. 

Ngày 29/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, đã phẫu thuật thành công ca bệnh xương sườn mọc thừa ra ở đốt sống cổ số 7.

Bệnh nhân là chị Vi Thị Th, 22 tuổi, nghề nghiệp là công nhân kỹ thuật làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài, gia đình cư trú tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Chị Vi Thị Th nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng cổ vai phải và tay bên phải, vùng hố thượng đòn có khối u nhỏ đường kính 2,5 cm. Thăm khám tại chỗ khối u, có tiếng thổi tâm thu, cảm giác tê tay phải tăng lên khi vận động.

Sau khi được chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ, phát hiện mỏm gai ở bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ, đây chính là nguyên nhân chèn vào động mạch dưới đòn, động mạch đốt sống và đám rối thần kinh cánh tay phải gây ra các triệu chứng kể trên.

Bệnh này thường gọi là bệnh sườn cổ 7 và khá hiếm gặp. Cho đến nay, các nghiên cứu cũng chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng mọc xương sườn ở cổ này.

Hy hữu: Cô gái 22 tuổi có xương sườn mọc ở cổ ảnh 1 Hy hữu: Cô gái 22 tuổi có xương sườn mọc ở cổ ảnh 2

Cấu tạo giải phẫu bình thường ở người, có 12 đôi xương sườn lần lượt khớp với đốt sống ngực ở phía sau, vòng quanh lồng ngực và khớp với xương ức ở phía trước bên, tạo thành khung bảo vệ tim và phổi và tham gia vào các hoạt động hô hấp.

Riêng các đốt sống vùng cổ thì không khớp với xương sườn. Trường hợp bệnh nhân Vi Thị Th, do mỏm gai ở bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ chèn ép vào mạch máu thần kinh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu gây đau, teo cơ, liệt tay.

Ngày 13/12/2023, bệnh nhân Vi Thị Th đã được các bác sỹ khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực phẫu thuật cắt bỏ khối xương bất thường này. Đây là phẫu thuật khá khó ở vùng nền cổ, phải phẫu tích để tách các mạch máu lớn và các dây thần kinh rất quan trọng đi qua.

Ca mổ đã được tiến hành thành công trong thời gian 1 giờ, cắt bỏ toàn bộ xương dị dạng, là nguyên nhân gây chèn ép mạch máu thần kinh vùng cổ bên phải của bệnh nhân. Sau mổ bệnh nhân bệnh nhân ổn định, không còn biểu hiện chèn ép mạch máu, thần kinh, vận động tay phải bình thường.

Trên thực tế, phẫu thuật này được thực hiện không nhiều tại một số bệnh viện đầu ngành ở Việt Nam. Đây là loại phẫu thuật khó, nếu không thực hiện tốt sẽ xảy ra nhiều tai biến nguy hiểm. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, lần đầu tiên thực hiện ca mổ này.

Việc phẫu thuật thành công bệnh nhân sườn cổ 7 là một tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị ngoại khoa của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng sơn.

ThS.BSCKII Vi Hồng Đức (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng sơn)

Theo Đời sống
Lấy thanh kiếm trong dạ dày trẻ 33 tháng, cảnh báo nuốt dị vật ở trẻ

Lấy dị vật trong dạ dày bé 33 tháng

Nhiều trường hợp dị vật mắc lại trong đường tiêu hóa gây tắc ruột, thủng ruột hoặc thậm chí nếu rơi vào thanh quản gây tắc đường thở, dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
back to top