Theo đó, hành vi quảng cáo để kinh doanh ĐVHD, bộ phận, sản phẩm ĐVHD trái quy định của pháp luật thì mức phạt có thể từ 70 triệu – 100 triệu đồng hoặc từ 1 triệu - 1,5 triệu đồng tùy theo mức độ. Săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái phép phạt từ 5 triệu – 400 triệu đồng.
Bên cạnh đó, việc tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật (đối với động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng) mức phạt từ 5 triệu – 360 triệu đồng. Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thì mức phạt từ 3 triệu – 50 triệu đồng; hoặc phạt từ 30 triệu – 100 triệu đồng; cùng với tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 3 - 6 tháng tùy theo mức độ vi phạm.
Phạt tới 400 triệu đồng nếu săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái phép |
Các hành vi vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản (đối với trường hợp không sử dụng tàu cá) thì mức phạt từ 3 triệu – 5 triệu đồng; tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện, ngư cụ. Vi phạm quy định về thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thủy sản mức phạt từ 10 triệu – 60 triệu đồng; tịch thu tang vật vi phạm và từ 30 triệu – 100 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm. Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 triệu – 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép; vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; vi phạm liên quan đến các loài thủy sản sẽ bị truy tố xử lý hình sự.
Lương Thụy Bình