HoREA đề xuất giao dịch bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản, kiến nghị quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng.

Điều này sẽ làm tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, chống thất thu ngân sách Nhà nước và góp phần phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực này.

HoREA lý giải, hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn thói quen thanh toán bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ.

Trong khi, việc thanh toán bằng tiền mặt chưa đảm bảo được tính minh bạch. Thậm chí, có trường hợp giá mua bán, giá thuê mua nhà ở ghi trong hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với giá giao dịch thật.

bat-dong-san.jpeg
HoREA cũng kiến nghị Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn tối thiểu đối với phòng ở để quản lý chất lượng nhà ở xã hội là phòng trọ, nhà trọ do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng

Điều này dẫn đến tình trạng chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp và có thể làm cho ngân sách Nhà nước bị thất thu.

Hơn nữa, theo HoREA, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên Hiệp quốc về phòng, chống rửa tiền và để thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền 2012. Chính phủ đã ban hành Nghị định 116 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền, nên việc quy định thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng là rất cần thiết.

Khoản 1, điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về thanh toán trong giao dịch bất động sản quy định: Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán" cần được hướng dẫn thi hành tại Nghị định 02/2022 của Chính phủ với quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng để làm tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản.

Hiệp hội kiến nghị bổ sung một điều mới vào Nghị định 02/2022 quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng.

Ngoài ra, HoREA cũng kiến nghị Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn tối thiểu đối với phòng ở để quản lý chất lượng nhà ở xã hội là phòng trọ, nhà trọ do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng.

Nguyên nhân là do quy định tiêu chuẩn tối thiểu đối với phòng ở đã bị bãi bỏ nên không đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng phòng trọ, khu nhà trọ cho thuê.

HoREA đã đề nghị Bộ Xây dựng xem xét sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09 bổ sung quy định về tiêu chuẩn tối thiểu đối với phòng ở trên cơ sở khôi phục và xây dựng hoàn thiện lại nội dung của Điều 3 Thông tư 20/2016 của Bộ Xây dựng.

Điều này nhằm nâng cao chất lượng xây dựng của phòng trọ, thêm tiện ích, dịch vụ của phòng trọ, khu nhà trọ để nâng cao điều kiện ở, sinh hoạt, an ninh trật tự, PCCC và phòng chống dịch bệnh lây nhiễm như kiểu Covid-19.

Ngoài ra, Hiệp hội này cũng đã đề nghị Bộ Xây dựng cho phép doanh nghiệp được thực hiện dự án đầu tư xây dựng phòng trọ, nhà trọ để cung cấp chỗ ở chất lượng tốt hơn cho công nhân lao động, sinh viên và người nhập cư.

Nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, buộc các hộ gia đình, cá nhân cũng phải nâng cao chất lượng, tiện ích, dịch vụ cho nhà trọ, phòng trọ của mình.

Theo Đời sống
Yến mạch thật giả lẫn lộn

Yến mạch thật giả lẫn lộn

Ngũ cốc yến mạch từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng bổ trợ sức khỏe như giảm cholesterol, kiểm soát đường huyết,... Sản phẩm được nhiều người tin dùng dẫn tới việc yến mạch bị làm giả, chất lượng kém tràn lan trên thị trường.
back to top