Học phí tăng cao do gánh cả tiền xây dựng, lãi suất ngân hàng?

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Quốc hội Lê Quân (đoàn Hà Nội), Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đề nghị pháp luật về sử dụng tài sản công cần cởi mở hơn với các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục.

“Luật Đầu tư công lần này cũng đã có những tháo gỡ, nhưng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cần cởi mở hơn đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là đơn vị sự nghiệp y tế và đơn vị sự nghiệp giáo dục”, đại biểu Lê Quân nêu ý kiến.

Đại biểu Lê Quân

Đại biểu Lê Quân

Đại biểu Lê Quân cho hay, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có những điểm rất ưu việt trong vấn đề sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trên địa bàn Hà Nội trong đối tượng áp dụng thì lại chưa được áp dụng theo Luật Thủ đô. Đại biểu kiến nghị sửa đổi Luật Quản lý sử dụng tài sản công cần theo hướng giúp Đại học được chủ động hơn trong khai thác hiệu quả tài sản công theo quy chế tài chính, có kiểm toán đầy đủ, mang lại các nguồn thu, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đại học.

“Bởi các nguồn thu ngoài học phí và ngoài ngân sách về cơ bản sẽ chiếm khoảng 50% cho các khoản chi sau này của các trường đại học. Nếu chúng ta phát triển các nguồn lực này thì sẽ giảm được gánh nặng cho vấn đề học phí và chi ngân sách”, đại biểu phân tích.

Phát biểu trước đó, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cũng cho rằng, nếu một trường đại học được đầu tư ngân sách cho cơ sở vật chất, kỹ thuật đầy đủ, có điều kiện khang trang, thì chi phí cho học phí của hệ đại trà không cao hơn so với nhiều các trường đại học khác. Nhưng hiện nay, nhiều trường phải đi vay tiền để đầu tư xây dựng, phải trả lãi suất ngân hàng thì chắc chắn trong chi phí đào tạo sẽ rất cao.

Đây chính là một nguyên nhân mà nhiều đại biểu đều nói rằng các trường đại học tự chủ bây giờ học phí rất cao, bởi vì trong đó phải gánh chịu cả những vấn đề về chi phí đầu tư cơ bản ban đầu cộng với trả lãi suất cho ngân hàng.

Đại biểu Hoàng Văn Cường

Đại biểu Hoàng Văn Cường

“Nếu thực hiện cơ chế tự chủ mà chúng ta cứ để cho các trường đại học, các bệnh viện tự lo, tự xoay sở, tự trả như thế thì không khác gì thực hiện cơ chế tự chủ thị trường, không còn là định hướng xã hội chủ nghĩa”, ông Cường nêu ý kiến.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị, phải tăng tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho 2 lĩnh vực y tế và giáo dục, ít nhất là phải đủ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu. Sau khi đầu tư xong thì giao cho các trường này thực hiện tự chủ, phải tự tính khấu hao để tái đầu tư và tự lo thường xuyên.

Khi đó, các cơ sở này hoàn toàn có thể tự lo được, tự chủ được. Nếu tập trung trong khoảng 5-10 năm để dành khoảng 5 đến 10% đầu tư phát triển cho lĩnh vực y tế, giáo dục thì sau đó chúng ta sẽ có được một hệ thống về giáo dục đại học cũng như các bệnh viện sẽ khang trang, hiện đại. Và khi đó, người hưởng lợi chính là người dân, người học.

Theo Đời sống
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump đắc cử Chiều tối 6/11 (giờ Việt Nam), kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ, ứng cử viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục với 277 phiếu đại cử tri.
back to top