Hỗ trợ các DN ngoài nhà nước tiêm vaccine Hayat-Vax cho người lao động

Vaccine Hayat-Vax đã góp phần hỗ trợ hệ thống các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc khối ngành kinh tế ngoài nhà nước có vaccine Covid-19 để tiêm chủng cho người lao động.

Tính đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc khối ngành kinh tế ngoài nhà nước có 811.538 doanh nghiệp, với số lượng lao động từ 18 tuổi trở lên, đang làm việc hàng năm 44.777.400 người, chiếm tỷ lệ 48,1% dân số cả nước. Đây là lực lượng chính góp phần duy trì và phát triển nền kinh tế quốc gia. Do vậy, nhu cầu của các doanh nghiệp một năm cần tối thiểu là 89.554.800 liều vaccine covid-19.

Điều đáng mừng là vấn đề tiêm vaccine cho người lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp đã được quy định và có căn cứ pháp lý rõ ràng tại Khoản 3, Điều 3, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về nguồn kinh phí thực hiện quy định: “3. Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vaccine tự nguyện chi trả” và Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/07/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021- 2022.

Thực tế bùng phát đợt dịch Covid-19 gần đây nhất cho thấy, doanh nghiệp là một trong những thành phần chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ những hậu quả khôn lường từ dịch Covid 19. Số lượng lao động, đặc biệt trong các doanh nghiệp lớn hoặc tại các khu công nghiệp, có khả năng lây nhiễm virus trên diện rộng, dẫn đến phải tạm dừng hoạt động của các nhà máy, phân xưởng của các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội… đã tạo sức ép nặng nề về việc làm, thu nhập của bộ phận không nhỏ lực lượng lao động, cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng và khả năng tài chính của các doanh nghiệp, đe doạ nguy cơ khủng hoảng và mất cân bằng trong sản xuất, kinh doanh nói chung của toàn xã hội.

Hướng tới mục tiêu giải quyết nhu cầu chính đáng được tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người lao động, hệ thống pháp luật đã đưa ra những quy định điều chỉnh vấn đề này. Các doanh nghiệp có nhu cầu mua vaccine Covid-19 để tiêm chủng cho người lao động đã được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản pháp luật về việc sử dụng nguồn kinh phí hoạt động hoặc hạch toán vào chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp để tiêm chủng cho người lao động. Có thể thấy, Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp có nhu cầu tiêm chủng vaccine cho người lao động thực hiện đặt hàng, xác lập các giao dịch mua vaccine Covid-19 từ các đơn vị được cấp phép nhập khẩu và phân phối trên thị trường, theo đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Dược sĩ Nguyễn Luy Xít - Phó Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex.

PV: Ông đánh giá thế nào khi các doanh nghiệp tổ chức tiêm vaccine covid-19 sớm cho người lao động?

Ông Nguyễn Luy Xít: Thứ nhất về sức khỏe, tiêm sớm vaccine Covid-19 sẽ giúp người lao động của các doanh nghiệp được bảo vệ tốt nhất, tạo hàng rào miễn dịch sẵn sàng chống lại virus Covid-19, đồng thời, tạo sự an tâm cho người lao động tham gia sản xuất trong thời điểm dịch bệnh diễn biến rất phức tạp như hiện nay.

Thứ hai về kinh tế, trong giai đoạn giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, các doanh nghiệp, khu công nghiệp sẽ đứng trước 2 lựa chọn dừng sản xuất hoặc sản xuất tập chung, nhưng phải đảm bảo đáp ứng các quy định chặt chẽ của Bộ y tế. Việc ngừng sản xuất khi giãn cách xã hội đối với các doanh nghiệp gây thiệt hại rất lớn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trước năm 2020 năng suất lao động trung bình/năm của 1 lao động Việt Nam là 154,1 triệu đồng/ lao động/1 năm (tương đương 12.8tr/ lao động/ tháng), như vậy, 1 tháng 44.777.400 người lao động sẽ mất đi: 573.150.720.000.000 đồng (44.777.400 người x 12.8tr/1 lao động/1tháng). Trong khi đó, 44.777.400 người lao động nếu được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine covid-19 chỉ mất 64.479 tỷ đồng (44.777.400 người lao động x 1.440.000 đồng).

Bên cạnh đó, Theo khuyến cáo của Bộ y tế, các cơ sở sản xuất cần thực hiện theo phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 địa điểm”, cộng với tổ chức test nhanh covid-19 liên tục (trung bình 3 ngày/lần). Chi phí mỗi lần xét nghiệm là 120.000đ/ 1 người lao động, cộng thêm các chi phí liên quan đến khử khuẩn, bố trí khu vực làm việc riêng biệt, nơi ăn ở…. đảm bảo hạn chế thấp nhất nguy cơ khi dịch bệnh xuất hiện. Như vậy có thể thấy, nếu tính chi phí cho mỗi lần xét nghiệm này, mỗi tháng doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra ít nhất 57.733 tỷ đồng (44.777.400 người x 1.200.000 đồng), tuy nhiên vẫn không đảm bảo an toàn cho người lao động nếu như không được tiêm chủng vaccine covid-19.

Ngày 16/09/2021, Bộ y tế đã cấp phép cho Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex nhập khẩu 30 triệu liều vaccine Havat-vax, vậy các doanh nghiệp có thể tự chi trả tiền mua vaccine Hayat-vax, nhưng dịch vụ tiêm chủng có được tiêm miễn phí như Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/07/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021- 2022 không?

Ngày 20/8/2021, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại văn bản số: 5800/VPCP-KGVX ngày 20/8/2021 sau khi nhận được văn bản của Công ty cổ phẩn Y dược phẩm Vimedimex đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận và chỉ đạo Bộ Y tế thẩm định nhanh hồ sơ đề nghị cấp phép khẩn cấp vaccine COVID-19 Hayat-Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh COVID-19. Về việc này, Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:

- Bộ Y tế kiểm tra để hướng dẫn và thực hiện nhất quán việc quản lý nhà nước: Bộ y tế kiểm tra chất lượng, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm miễn phí theo quy định.  

- Bộ Ngoại giao xem xét, kiểm tra, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao, nhập khẩu vaccine. 

Bên cạnh đó, ngày 10/09/2021, Viện kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế ban hành công văn số: 606/CV-KĐQG gửi Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex (Vimedimex), trong đó có nội dung: Phúc đáp công văn số 834/2021/CV-VMD ngày 10/09/2021 của Vimedimex về việc đề nghị tiêm chủng vaccine covid-19 Hayat-Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh, Viện kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế xin được trả lời như sau: Viện đồng ý hỗ trợ tiêm chủng cho khách hàng của Công ty Vimedimex tại Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật y tế của Viện. Những nội dung cụ thể về kế hoạch triển khai công tác tiêm chủng với Quý công ty sẽ được thể hiện trong Hợp đồng hợp tác giữ hai bên theo đúng quy định. Đối với việc tiếp nhận và bảo quản vaccine Hayat-Vax, Viện sẽ tổ chức tiếp nhận và bảo quản đủ số lượng vắc xin theo kế hoạch tiêm chủng cho công ty tại Viện.

Như vậy, nhà nước hỗ trợ tiêm miễn phí cho người lao động tại các doanh nghiệp và tuân thủ đúng quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 4, Nghị Quyết số 21/NQ-CP Quy định cụ thể giá dịch vụ tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ và Biểu mẫu số 09, Phụ lục số VII, Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính Phủ và Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/07/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021- 2022.

PV: Ông có thể cho mọi người biết vaccine Hayat-vax được bảo quản và vận chuyển trong quá trình phân phối tại 63 tỉnh thành như thế nào?

Ông Nguyễn Luy Xít: Việc vận chuyển vaccine Hayat-Vax từ UAE đến Việt Nam được thực hiện bằng máy bay chuyên dụng, theo điều khoản CIP lncoterms 2020 và tuân thủ theo yêu cầu của nhà sản xuất trong hồ sơ đăng ký lưu hành với Bộ Y tế UAE.

Vaccine Hayat-vax được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện lạnh (2℃ - 8℃), tránh ánh sang, không để trong tủ đông. Ưu điểm của vaccine này là điều kiện bảo quản ít nghiêm ngặt, dễ triển khai, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Việc cung ứng vaccine Hayat-Vax đến 63 tỉnh thành dễ thực hiện hơn so với các vaccine có điều kiện bảo quản âm sâu như Moderna, Pfizer, Janssen hay Sputnik V.

Với điều kiện bảo quản 2℃ - 8℃, Vimedimex có 9 kho bảo quản với sức chứa lên đến 10.000.000 liều vaccine. Vimedimex thực hiện bảo quản và vận chuyển vaccinevắc xin đến cơ sở tiêm chủng tuân theo quy định tại các điểm b, d khoản 1 Điều 8, Nghị định số 104/2016/NĐ-CP và điểm a, b, c khoản 1, Điều 4, Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế: Việc vận chuyển vaccine từ kho bảo quản đến cơ sở tiêm chủng phải được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vaccine. Phải duy trì nhiệt độ bảo quản liên tục trong khoảng 2℃ - 8℃. Có thiết bị theo dõi nhiệt độ của vaccine trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng và ghi chép đầy đủ khi vận chuyển, giao hàng. Quá trình giao nhận vaccine đảm bảo nguyên tắc vaccine luôn được bảo quản ổn định trong điều kiện nhiệt độ 2 độ C đến 8 độ C.

Có thể nói, trách nhiệm với cộng đồng là sứ mệnh được Vimedimex luôn xác định và không ngừng theo đuổi, kể từ khi có mặt trên thị trường Việt Nam cho đến nay. Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển 38 năm qua, với vị thế cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, Vimedimex luôn là người truyền cảm hứng đến với đội ngũ cán bộ nhân viên, tiếp nối truyền thống yêu nước và xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ‘‘Mỗi người, mỗi đơn vị đều là người lính, người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận của riêng mình’’.

PV: Vâng cảm ơn ông!

Theo vov.vn
Nhiều sai phạm tại Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An

Nhiều sai phạm tại Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An

Ngoài việc nghiệm thu, quyết toán không đúng khối lượng, đơn giá hạng mục tại nhiều công trình, Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An còn không nộp trả ngân sách Nhà nước chi phí quản lý dự án, đầu tư xây dựng không có đối tượng chi trả.
back to top