<div> <h2>Chuyên gia pháp lý cho rằng, liên quan đến vụ hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô cùng “thuộc cấp” bị bắt, song nhà trường vẫn phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người học thật, thi thật.</h2> <p>Ngày 04/8, tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, ra quyết định và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359, Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với 4 bị can, gồm: Dương Văn Hòa (SN 1983, trú tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô; Trần Ngọc Quang (SN 1962, trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), nguyên là Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông Đô; Phạm Vân Thùy (SN 1981, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa) và Lê Thị Lương (SN 1996, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) là cán bộ trường Đại học Đông Đô.</p> <figure class="tplCaption image"><img alt="Góc nhìn luật gia - Hiệu trường trường Đông Đô bị bắt, quyền lợi của học viên chân chính giải quyết ra sao?" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/04/hieu-truong-truong-dong-do-bi-bat(1).jpg" /> <figcaption class="Image"> <p>Các bị can Dương Văn Hòa, Trần Ngọc Quang và Phạm Vân Thùy (từ trái qua phải)</p> </figcaption> </figure> <p>Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, quá trình đào tạo, cấp văn bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh tại trường Đại học Đông Đô, học viên không phải đi học, không phải thi đầu vào, đầu ra...</p> <p>Tại cơ quan an ninh điều tra, ông Trần Ngọc Quang, Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông Đô đã khai nhận, Đại học Đông Đô có tổ chức các lớp văn bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh theo “tiến độ nhanh: không tổ chức học, chỉ hoàn thiện các bài thi và cấp bằng...</p> <p>Sự việc Hiệu trưởng Đại học Đông Đô cùng “thuộc cấp” bị bắt, nhiều người không khỏi lo ngại về số phận pháp lý của những tấm bằng do trường Đại học này cấp ra. Liệu số bằng đã cấp có bị thu hồi? Những sinh viên, học viên học thật, thi thật có được trao bằng tốt nghiệp?</p> <figure class="tplCaption image"><img alt="Góc nhìn luật gia - Hiệu trường trường Đông Đô bị bắt, quyền lợi của học viên chân chính giải quyết ra sao? (Hình 2)." src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/04/ls-nguyen-cong-thanh-1.jpg" /> <figcaption> <h3>Luật sư Nguyễn Công Thành (Đoàn luật sư TP Hà Nội)</h3> </figcaption> </figure> <p>Để giải đáp thắc mắc này của độc giả, PV <span>Báo</span> Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Công Thành (Đoàn luật sư TP Hà Nội). Luật sư Thành chia làm 2 nhóm:</p> <p>Nhóm thứ nhất là những người không tham gia thi tuyển, không tham gia học tập... mà bỏ tiền ra để được nhận bằng tốt nghiệp thì đây là hành vi sai phạm của cả học viên lẫn cán bộ nhà trường. Hành vi này phải xử lý nghiêm minh và thu hồi toàn bộ bằng cấp, chứng chỉ đã cấp.</p> <p>Nhóm thứ hai là các học viên tham gia thi tuyển sinh, tham gia học tập đào tạo theo đúng nội dung, chương trình của bộ <span>giáo dục</span>, đã thi tốt nghiệp (như các lớp VB2TA01, VB2TA02...) thì những học viên này phải được đảm bảo quyền lợi, phải được xem xét cấp bằng theo đúng quy định.</p> <p>Cùng trao đổi về vấn đề này, Ths.Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Trong vụ án này, một yếu tố quan trọng là bằng cấp do trường Đại học Đông Đô cấp có được xác định là “giả” hay không, đây là yêu tố quan trọng để giải quyết các hậu quả pháp lý tiếp theo.</p> <p>Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh “Hiện nay cơ quan điều tra đang khởi tố một số cán bộ của trường này về hành vi giả mạo trong công tác. Bởi vậy cơ quan điều tra sẽ làm rõ những bằng đại học đã cấp đó có phải là tài liệu giả hay không (giả về nội dung, giả về con dấu, giả về thẩm quyền...). Nếu có căn cứ xác định những bằng đại học đã cấp ra là “bằng giả” thì người sử dụng bằng giả có nguy cơ bị xử lý theo quy định của <span>pháp luật</span> về hành vi sử dụng tài liệu giả.</p> <figure class="tplCaption image"><img alt="Góc nhìn luật gia - Hiệu trường trường Đông Đô bị bắt, quyền lợi của học viên chân chính giải quyết ra sao? (Hình 3)." src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/04/ls-dang-van-cuong.jpg" /> <figcaption> <h3>Ths.Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội)</h3> </figcaption> </figure> <p>Còn trong trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng xác định bằng đại học đó là cấp sai quy định, sai quy trình, không có giá trị pháp lý nhưng chưa đủ cơ sở xác định là tài liệu giả thì sẽ không xử lý trách nhiệm liên quan đến việc làm giả, sử dụng tài liệu giả.</p> <p>“Để xác định bằng đại học này có phải là “giả” hay không thì phải xem xét kỹ về nội dung, về thẩm quyền, về con dấu.. của từng tấm bằng đã cấp ra”, luật sư Cường nói.</p> <p>Còn về việc giải quyết hậu quả pháp lý của những tấm bằng được Đại học Đông Đô cấp, theo luật sư Cường: “Ai sai phạm đến đâu sẽ bị xử lý đến đó, không nên để sai phạm của một số cá nhân làm ảnh hưởng đến cả nhà trường và hàng trăm học viên học thật thi thật. Bởi vậy trường Đại học Đông Đô và Bộ giáo dục phải xem xét phân loại và sớm cấp bằng, trao bằng Đại học văn bằng hai, khoa ngôn ngữ Anh cho các học viên chân chính này”.</p> <p>Đồng quan điểm với luật sư Đặng Văn Cường, trả lời trên báo Tuổi trẻ, đại diện của bộ giáo dục và đào tạo, Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, vụ trưởng Vụ GD đại học (Bộ GD-ĐT), cho biết: Với những người học thật, thi thật, đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện tuyển sinh đầu vào cũng như điều kiện đầu ra khi tốt nghiệp, quá trình tổ chức, quản lý đào tạo theo đúng quy chế, có hồ sơ lưu minh chứng đầy đủ..., nhà trường phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người học theo đúng quy định.</p> <p>Tuy nhiên, vụ việc đang trong giai đoạn điều tra, do đó phải chờ kết luận cuối cùng của các cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT sẽ có các phương án xử lý phù hợp với các quy định hiện hành.</p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hiệu trường trường Đông Đô bị bắt, quyền lợi của học viên chân chính giải quyết ra sao?
Chuyên gia pháp lý cho rằng, liên quan đến vụ hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô cùng “thuộc cấp” bị bắt, song nhà trường vẫn phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người học thật, thi thật.
Theo www.nguoiduatin.vn
Vụ việc trường ĐH Đông Đô: Bộ GD-ĐT cung ứng phôi bằng đại học theo quy định nào?
Hiệu trưởng ĐH Đông Đô bị bắt: Bộ GD-ĐT chỉ cung ứng phôi bằng cho trường
Khởi tố Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô và một số đồng phạm
"Choáng ngợp" trước Hoa khôi và Nam vương Đại học Đông Đô 2018
Mẹ của "thần đồng" Đỗ Nhật Nam: Giáo dục độc đoán tạo ra trẻ bị cai trị
Lữ đoàn 47 tinh nhuệ của Ukraine bị đánh tan tác ở Kursk
Chiều hướng phát triển của xung đột Nga-Ukraine dường như ngày càng rõ ràng hơn. Hiện tại, từ chiến trường Kursk đến Zaporozhye, Quân đội Nga đã tiến hành các cuộc vây hãm ác liệt cùng lúc năm thành phố.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.
Nga tiến công mạnh mẽ, phòng tuyến Donbas đang dần sụp đổ
Kiev đang đứng trước tình thế rất khó khăn khi Nga đang tấn công cực kỳ mạnh mẽ vào miền đông Ukraine, đặc biệt là Donbass.
Vì sao UAV “rồng lửa” của Ukraine đột ngột biến mất khỏi chiến trường?
Từ những ngày đầu sử dụng trên chiến trường, UAV "rồng lửa” mang lại rất nhiều thử thách cho Quân đội Nga, nhưng sau đó nó bộc lộ một số yếu điểm “chí mạng” khiến Ukraine không còn áp dụng nhiều chiến thuật này.
Vụ xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm”: Giải pháp nào cân bằng?
Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hả i (Tập đoàn Sơn Hải), đơn vị thi công dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đã gây chú ý khi phản ánh về dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" bị xoá trên cao tốc.
Hà Nội: Bắt nhóm “quái xế” tông cô gái tử vong phố Trần Hưng Đạo
Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Hà Nội) và Công an quận Hoàn Kiếm đã tạm giữ 9 đối tượng, trong đó có 2 nghi can trong vụ việc đoàn "quái xế" tông tử vong cô gái 27 tuổi ở ngã tư Trần Hưng Đạo-Bà Triệu.
Hà Nội: Cứu hai người trong đám cháy lúc rạng sáng
Theo thông tin ban đầu, khoảng 2h27 ngày 4/11, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) nhận được tin báo từ Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội, xảy ra cháy nhà số 3H1, ngõ 20, phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa.
Dồn dập tấn cong Kursk, quân đội Ukraine dùng chiến thuật gì?
Với chiến thuật bất ngờ, lại được sự giúp đỡ tình báo của NATO, cộng với sự chủ quan của Nga ở khu vực biên giới Kursk, giúp Ukraine nhanh chóng chiếm được hàng nghìn km vuông của Nga chỉ trong một đòn.
Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Quảng Nam
Ngày 3/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Phạm Bá Lĩnh , Giám đốc Công ty CP xây dựng công trình Hoàng Thông về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Vừa ra tù, trùm giang hồ Bình “Kiểm” lại vướng vào lao lý
Vừa mới ra tù được vài tháng, trùm giang hồ Phạm Đức Bình (tức Bình “Kiểm”) lại bị bắt do liên quan đến vụ mua bán vũ khí quân dụng.
Truy tố cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
Viện KSND tỉnh Thanh Hóa vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 11 bị can về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.