<div> <table class="picture nocaption"> <tbody> <tr> <td><img alt="Dich Covid-19 tai Viet Nam anh 1" src="" title="Dịch Covid-19 tại Việt Nam ảnh 1" /></td> </tr> </tbody> </table> <p>Trao đổi với <em>Zing,</em> PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng, đánh giá Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ tái bùng dịch Covid-19. Do đó, việc xác định tâm thế phòng, chống dịch rất quan trọng vào thời điểm này.</p> <h3>Việt Nam cần đi trước một bước</h3> <p class="question">- Ông có thể phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ bùng dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay?</p> <p>- Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới rất phức tạp. Ở các nước châu Âu, con số ghi nhận tiếp tục tăng, đặc biệt là châu Á, chẳng hạn Ấn Độ, con số tăng chưa từng có. Tôi thấy đáng lo ngại là các nước láng giềng của Việt Nam như Lào, Campuchia cũng đang bùng dịch kéo theo nguy cơ đối với nước ta.</p> <p class="question">- Trong đợt dịch đầu tiên, Việt Nam có nguy cơ lớn khi nước bên cạnh là Trung Quốc bùng phát dịch. Hiện nay, cùng lúc, nguy cơ đó đến từ hai quốc gia láng giềng. Tình hình này có gì khác biệt với các làn sóng dịch trước đó?</p> <blockquote class="quote qright"> <p>Tôi cho rằng đến nay, ngành y tế tự chủ được nhưng không được chủ quan, lơ là. Tất cả phải sẵn sàng mới có thể đáp ứng khi bùng dịch.</p> <p><strong>PGS.TS Trần Đắc Phu</strong></p> </blockquote> <p>- Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc rất dài. Tuy nhiên, lúc đó, chúng ta chủ yếu đối phó với đường biên giới trên bộ. Đường hàng không thì ngay từ đầu, Việt Nam đã cắt đứt hoàn toàn. Đến đợt bùng dịch liên quan các nước châu Âu, châu Mỹ, những trường hợp ghi nhận đều đến theo đường hàng không. Khi đó, Việt Nam đưa ra quyết sách ngay lập tức là cách ly tất cả ca dương tính và người liên quan.</p> <p>Lần này, các nước láng giềng đang bùng dịch. Đối với Campuchia, chúng ta phải đối diện ít nhất 5 nguy cơ. Thứ nhất, Việt Nam và Campuchia có đường biên giới rất dài, 2.067 km, đi qua 10 tỉnh của nước ta. Đặc biệt, đường biên giới trên biển rất khó kiểm soát. Thứ hai, người dân giao lưu, đi lại nhiều. Người Việt Nam sống bên Campuchia cũng nhiều.</p> <p>Nguy cơ thứ 3 là biến chủng Anh và Nam Phi đã được xác định xuất hiện ở quốc gia này và ở những bệnh nhân Covid-19 của nước ta trở về từ Campuchia. Cuối cùng là tình trạng nhập cảnh trái phép ở vùng biên giới. Tôi nghĩ Việt Nam nên chủ động các biện pháp để đối phó với nguy cơ cao của dịch.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Dich Covid-19 tai Viet Nam anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/29/znews-photo-zadn-vn_pgs_trandacphu.jpg" title="Dịch Covid-19 tại Việt Nam ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế. Ảnh: <em>Phạm Thắng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p class="question">- Vậy ngành y tế cần chuẩn bị như thế nào?</p> <p>- Với các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, nếu chúng ta phát hiện được và cách ly ngay thì không sao. Ngược lại, để lọt những ca đó vào cộng đồng, đi lại trong dân cư sẽ nhanh chóng tạo thành các ổ dịch. Do đó, chúng ta cần phải chủ động. Việc dự phòng phải đi trước một bước. Nếu Việt Nam không chủ động phát hiện sớm ca bệnh, sẽ rất nguy hiểm.</p> <p>Hiện, năng lực của Việt Nam khá hơn rất nhiều về kinh nghiệm trong ngăn chặn, phát hiện, cách ly khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả. Tôi cho rằng đến nay, ngành y tế tự chủ được nhưng không được chủ quan, lơ là. Tất cả phải sẵn sàng mới có thể đáp ứng khi bùng dịch. Đặc biệt, chúng ta không chỉ cần sẵn sàng về cơ sở vật chất mà cả con người.</p> <p>Tôi lấy ví dụ chuyện cách ly. Các địa phương không chỉ lo cơ sở cách ly, mà còn cần người có năng lực, trình độ về quản ý, cách ly để không có sự lây chéo trong các khu này. Thậm chí, chúng ta phải diễn tập để khi có ca bệnh, cách ly và đối phó được ngay. Mỗi địa phương phải chủ động, thực hiện "4 tại chỗ". Khi dịch bùng phát, không có cơ sở cách ly, điều trị sẽ rất nguy hiểm.</p> <p>Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân và chính quyền địa phương để phát hiện các trường hợp nhập cảnh bất hợp pháp và ca bệnh dương tính. Các địa phương phải kích hoạt trạng thái như tình hình đang có dịch.</p> <p class="question">- Sau hơn một năm tham gia chống dịch, ông có điều gì muốn lưu ý với người dân trong thời điểm này?</p> <p>- Tôi thấy rằng Việt Nam khi có dịch xảy ra, người dân sợ nên thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Nhưng khi dịch được khống chế, mọi người lại có sự chủ quan, lơ là. Chúng ta phải nhớ rằng hiện nay Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới, tức là khác bình thường cũ. Điều đó có nghĩa người dân phải thực hiện tốt các biện pháp 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế.</p> <p>Tôi lưu ý việc khai báo y tế cũng rất quan trọng. Bởi khi cần thiết các cơ quan y tế có thể dựa vào các thông tin này để truy vết và tư vấn phòng, chống dịch cho chúng ta. Nếu làm được điều đó, dịch xảy ra sẽ như đốm lửa nhỏ. Nếu chúng ta để bùng cháy thành đám lửa thì rất khó quản lý.</p> <h3>Hậu quả lớn khi lơ là</h3> <p class="question">- Bộ Y tế vừa công bố kết quả giải trình tự gene của những ca bệnh nhập cảnh từ Campuchia, sắp tới là Ấn Độ. Điều này có ý nghĩa gì?</p> <p>- Việc giải trình tự gene có thể giúp ngành y tế biết được các bệnh nhân bị lây nhiễm chủng virus nào. Biến chủng SARS-CoV-2 lây lan mạnh hơn, có những chủng độc lực cao, gây tử vong nhiều... Việc giải trình tự gene có thể giúp chúng ta biết được đặc tính của virus đó, gây bệnh như thế nào, lây lan nhanh hay không, độc lực mạnh hay bình thường, là chủng cũ hay chủng mới xuất hiện. Tất cả thông tin đó sẽ phục vụ cho công cuộc chống dịch của Việt Nam.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Dich Covid-19 tai Viet Nam anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/29/znews-photo-zadn-vn_hatiencovid19.jpg" title="Dịch Covid-19 tại Việt Nam ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Lực lượng bộ đội biên phòng kiểm soát khu vực biên giới biển Hà Tiên, Kiên Giang. Ảnh: <em>Hoàng Giám.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p class="question">- Biến chủng B.1.167 đột biến kép đang gây bùng phát dịch rất mạnh ở Ấn Độ. Ông có thể thông tin về biến chủng này?</p> <p>- Biến chủng SARS-CoV-2 mới tại Ấn Độ là B.1.617. Đây là chủng virus mới trên chủng đột biến tại Anh B.1.1.7, nên người ta gọi là đột biến kép. Mặc dù nghiên cứu chưa nhiều, bước đầu cho thấy đây là chủng lây lan mạnh hơn các chủng cũ, đó là điều chúng ta phải chú ý.</p> <p>Đối với Việt Nam hiện nay, nguy cơ dịch tràn sang nhiều nhất là từ phía Campuchia. Với chủng virus đột biến kép ở Ấn Độ, nếu không kiểm soát tốt, cách ly sau nhập cảnh không nghiêm ngặt, virus hoàn toàn có khả năng xâm nhập. Các biến chủng virus hiện nay được ghi nhận đều có tốc độ lây lan rất nhanh, gây bùng phát dịch nhanh chóng nếu không có biện pháp ngăn chặn tốt.</p> <blockquote class="quote qleft"> <p>Việt Nam có lợi thế hơn các nước là chưa có nhiều ca bệnh. Nhưng khi số ca mắc tăng lên, ngành y tế sẽ không còn khả năng chi viện cho tuyến dưới, các tỉnh cũng không chi viện được cho nhau vì lúc đó tất cả đều trên cùng "mặt trận".</p> <p><strong>PGS.TS Trần Đắc Phu</strong></p> </blockquote> <p class="question">- Kịch bản xấu nhất sẽ là gì?</p> <p>- Thực tế chống dịch của các nước cho thấy kể cả những quốc gia có nền y học phát triển, hiện đại như Anh, Mỹ..., hay cả những nước có ngành y tế còn khó khăn, nếu để y tế dự phòng vỡ trận, số ca mắc cao thì những người nhập viện sẽ nhiều. Khi đó, hệ thống điều trị không còn khả năng chống đỡ. Đáng lo là những người già, người mắc bệnh nền..., khi nhiễm virus sẽ có nguy cơ tử vong cao.</p> <p>Việt Nam có lợi thế hơn các nước là chưa có nhiều ca bệnh. Nhưng khi số ca mắc tăng lên, ngành y tế sẽ không còn khả năng chi viện cho tuyến dưới, các tỉnh cũng không chi viện được cho nhau vì lúc đó tất cả đều trên cùng "mặt trận". Nếu vỡ trận y tế dự phòng, chắc chắn sẽ vỡ trận điều trị. Điều này xảy ra không loại trừ các nước có nền y học tiên tiến, phát triển. Thực tế đang chứng minh như vậy.</p> <p class="question">- Với nguy cơ rất cao, trong khi kỳ nghỉ lễ 30/4 sắp tới, liệu người dân có nên ở nhà, không di chuyển?</p> <p>- Thời điểm hiện tại, tôi cho rằng chưa cần thiết đóng cửa các hoạt động du lịch vì Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch. Tuy nhiên, người dân đang có sự chủ quan, lơ là phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang nơi đông người, vẫn tụ tập. Mọi người có thể di chuyển nhưng cần tuân thủ đúng 5K.</p> <p>Điều căn bản nhất là chúng ta vẫn phải tiếp tục phát hiện, ngăn chặn đừng để dịch bệnh lây lan. Những ổ dịch nhỏ có thể bao vây, dập dịch được ngay. Nhưng nếu phát hiện muộn thì rất nguy hiểm vì dịch bệnh sẽ lây lan rất mạnh khi người dân đi lại nhiều, du lịch, dịch vụ dịp nghỉ lễ. Như vậy, chúng ta sẽ rất khó để truy vết, dập dịch, dịch sẽ bùng phát trên diện rộng. Bài học từ Ấn Độ cho thấy dịch bệnh đã bùng phát đến mức khó kiểm soát khi người dân tham gia lễ hội, tập trung đông người.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hệ quả nếu Việt Nam để lọt bệnh nhân Covid-19 trong cộng đồng
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nếu Việt Nam để lọt những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 vào cộng đồng, họ đi lại trong dân cư sẽ nhanh chóng tạo thành các ổ dịch.
Giao tranh quyết liệt tại Kursk, Nga thả bom hủy diệt quân tiếp viện Ukraine
Tại khu vực Kursk , mặc dù cả Nga và Ukraine đều triển khai các đơn vị chủ lực, nhưng không bên nào đạt được tiến triển mang tính quyết định.
Đề xuất rượu, bia, thuốc lá phải chịu thuế thu nhập đặc biệt
Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với mức thuế hiện hành.
Đồ ăn vặt cổng trường gắn liền với hiểm họa về an toàn thực phẩm
Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả.
Bắt kẻ nghi "ngáo đá" cướp ô tô, đánh cụ ông tử vong
Ngày 22/11, lãnh đạo UBND xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh người tử vong xảy ra trên địa bàn.
Không nói đùa, Nga thực sự tấn công Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik
Ngày 21/11, Lực lượng vũ trang Nga đã thực hiện một cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo không mang đầu đạn hạt nhân có tên Oreshnik.
Nga dần áp đảo ở Kupyansk, 5.000 binh sĩ Ukraine thương vong
Mới đây, mặt trận Kupyansk đang thu hút được sự chú ý của dư luận khi một trận chiến ác liệt chưa từng có đang diễn ra, với hơn 8.000 binh sĩ của cả hai bên tham gia.
Tăng cường phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Thông qua hội thảo, Chủ tịch Phan Xuân Dũng hy vọng các đại biểu sẽ đánh giá cụ thể vai trò của phổ biến kiến thức khoa học công nghệ đối với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.
Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng gây hậu quả rất nghiêm trọng
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật khai trừ Đảng do có nhiều vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách Nhà nước.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội.
555 người chết do TNGT trong 10 tháng qua ở Hà Nội
Ngày 21/11, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 555 người chết, giảm 26 người chết so với cùng kỳ năm 2023.
Đột kích vũ trường New MDM Hải Phòng, 26 khách dương tính ma túy
Thời điểm kiểm tra, vũ trường New MDM có 143 khách, 80 nhân viên, cảnh sát phát hiện 26 đối tượng dương tính với ma túy, tạm giữ tang vật liên quan.