Hậu cổ phần hóa Công ty CP Thương mại Lạng Sơn: Cổ đông nghi ngại Công ty bị rút ruột

Báo Đấu thầu vừa nhận được phản ánh về việc đã gần 15 năm kể từ ngày cổ phần hóa thành công, Công ty CP Thương mại Lạng Sơn (Latraco) vẫn chưa đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán theo quy định. Đáng chú ý tình trạng làm ăn bết bát, thua lỗ, nghi vấn tài sản chảy vào công ty sân sau.
Doanh thu 3 năm gần nhất (2017 - 2019) của Latraco liên tục đi xuống và ở mức bình quân 360 tỷ đồng. Ảnh: Đức Thuận

Doanh thu 3 năm gần nhất (2017 - 2019) của Latraco liên tục đi xuống và ở mức bình quân 360 tỷ đồng. Ảnh: Đức Thuận

Latraco tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn, thành lập tháng 10/1992. Đến cuối năm 2005, Công ty thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Sau đợt IPO, Công ty có vốn điều lệ 15 tỷ đồng, trong đó 39,41% vốn điều lệ được nắm giữ bởi hàng trăm người lao động của Công ty, còn tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước giảm về mức 57,26%. Với kết quả như vậy, Latraco đã đủ điều kiện để trở thành công ty đại chúng.

Theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn tất thủ tục đăng ký công ty đại chúng, đăng ký cổ phiếu để lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết tại 2 sở giao dịch chứng khoán tập trung là HOSE và HNX, thì phải hoàn tất thủ tục niêm yết trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại Latraco vẫn chưa đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán.

Trao đổi với Báo Đấu thầu, một nhân viên Công ty cho biết, sau IPO vào cuối năm 2005 thì đến năm 2010, Nhà nước cũng đã thoái hết vốn tại Latraco, nhưng không hiểu vì sao đến nay Công ty vẫn chưa lên UPCoM. Vì vậy, các cổ đông không thể giao dịch được cổ phiếu, hoạt động của công ty kém minh bạch.

Sau khi hoàn toàn về tay các ông chủ tư nhân, tình hình tài chính của Latraco lại phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là các khoản phải thu quá hạn từ Công ty có liên quan đến thành viên Hội đồng quản trị.

Tính đến thời điểm cuối năm 2019, Công ty ghi nhận một khoản nợ phải thu khó đòi từ Công ty TNHH Lâm Sản Thành An (tên cũ Công ty TNHH Lâm Sản WOODMAN) với giá trị 15 tỷ đồng. Ngoài khoản nợ gốc, Latraco cũng đang ghi nhận một khoản lãi do phía Lâm Sản Thành An không trả nợ đúng hạn là 7 tỷ đồng.

Trước tình hình Lâm Sản Thành An nhiều lần chậm thanh toán, Latraco đã yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn mở thủ tục phá sản Lâm Sản Thành An vào đầu năm 2019. Yêu cầu này sau đó đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn bác bỏ.

Qua đó có thể thấy khó khăn của Latraco trong việc thu hồi khoản nợ hơn 20 tỷ đồng từ Lâm Sản Thành An.

Điều đáng nói là Lâm Sản Thành An lại là doanh nghiệp do ông Đinh Văn Thành, cựu Phó Chủ tịch Latraco (bị miễn nhiệm vào ngày 24/4/2019) cùng với 2 cổ đông lớn khác của Latraco là Đặng Hoàng Tâm (nắm giữ 8% vốn điều lệ) và Lâm Phi Khanh (nắm giữ 7% vốn điều lệ) sáng lập năm 2015. Điều này khiến không ít cán bộ công nhân viên Latraco cho rằng Lâm Sản Thành An thực chất là doanh nghiệp sân sau được lập ra nhằm “rút ruột” Latraco.

Ngay tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào tháng 4/2019, một cổ đông của Latraco cũng chất vấn gay gắt: “Công nợ của Công ty WOODMAN (hiện đổi tên thành Lâm Sản Thành An) là trách nhiệm cá nhân ông Thành phải trả cho Công ty vì chính ông Thành ký hợp đồng kinh tế và có giấy đề nghị phương án kinh doanh vay vốn với Công ty”.

Bên cạnh đó, Latraco cũng đang ghi nhận một khoản nợ phải thu 42,7 tỷ đồng và 2,6 tỷ đồng lãi phải thu khó đòi từ Công ty CP Cơ khí và Kết cấu thép Sóc Sơn.

Về hoạt động kinh doanh, doanh thu 3 năm gần nhất (2017 - 2019) của Latraco liên tục đi xuống và ở mức bình quân 360 tỷ đồng. Năm 2018 và 2019, Công ty lỗ lần lượt 3 và 3,5 tỷ đồng. Tính đến thời điểm cuối năm 2019, lỗ lũy kế của Công ty ở mức 5,1 tỷ đồng.

Theo baodauthau.vn
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top