<p> </p> <p><span><span><span><span><span><span>Theo kết quả đo đạc vừa được Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam công bố, mực nước đầu mùa khô năm 2018-2019 tại trạm Prek Kdam (gần Biển Hồ) thấp hơn so với nhiều năm trước, có nguy cơ gây hạn, mặn sớm cho cả vùng ĐBSCL.</span></span></span></span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="89 chan 15513599051741994217413" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/01/89-chan-15513599051741994217413(3).jpg" /> <figcaption>Cán bộ ngành chức năng đo độ mặn trên sông ở Kiên Giang. Ảnh: Lĩnh Trần</figcaption> </figure> </div> <div> </div> <p><span><span><span><span><span><span>Kết quả đo đạc cho thấy dung tích Biển Hồ vào thời kỳ đỉnh lũ năm 2018 lớn hơn so với những năm gần đây nhưng do lũ kết thúc sớm nên nước hồ đang rút nhanh. Đến cuối tháng 1/2019, lượng nước trong Biển Hồ đã thấp hơn cùng thời kỳ năm 2017 đến 3,1 tỉ m<sup>3</sup>. Dung tích này chỉ còn cao hơn khoảng 2,2 tỉ m<sup>3</sup> so với năm hạn lịch sử 2016. Đến thời điểm này, dung tích nước trong Biển Hồ đã xuống ở mức thấp so với ngày bắt đầu mùa khô (từ đầu tháng 11/2018). Do đó, dự báo dòng chảy từ Biển Hồ về ĐBSCL thời gian tới sẽ rất hạn chế.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Riêng kết quả dự báo triều mùa khô năm 2018-2019 của cơ quan trên cũng xác định đỉnh triều rơi vào giữa, đầu mỗi tháng, trong khi mùa gió chướng (ở biển Đông) bắt đầu hoạt động ngay từ đầu mùa khô, làm gia tăng xâm nhập mặn (XNM) vào hệ thống sông, kênh, rạch ĐBSCL.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Còn theo nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong mùa khô năm 2018-2019, nền nhiệt độ dự báo ở ĐBSCL có xu thế cao hơn nền nhiệt trung bình từ 0,5-1 độ C, nhiệt độ cao nhất ở mức 33-37 độ C. Từ tháng 2/2019 đến cuối mùa khô, có khả năng xuất hiện những đợt mưa trái mùa nhưng dự báo mùa mưa ở ĐBSCL có khả năng xuất hiện muộn hơn so với mọi năm. Với điều kiện khí tượng nêu trên, nguồn nước ngọt có khả năng khan hiếm. Thêm vào đó, nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng bốc hơi, XNM và làm gia tăng nhu cầu nước cho cây trồng, vật nuôi.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Phạm Minh Truyền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, cảnh báo hiện tại, mặn đã xâm nhập nhiều nơi ở Trà Vinh. Tại huyện Càng Long và Cầu Kè, độ mặn đo được là 2‰; riêng tại những vùng giáp biển từ 10‰-14‰. "Chúng tôi đã hướng dẫn các địa phương, lúc nào mặn tăng cao thì đóng cống, khi nào đo được độ mặn dưới 1‰ thì mở cống lấy nước vào phục vụ tưới tiêu. Do chủ động lịch mùa vụ và lịch quản lý vận hành cống nên trước mắt bảo đảm không thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân" - ông Truyền nói.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Tại An Giang, mực nước trên các sông, kênh ở địa bàn tỉnh đang dao động theo triều với xu thế xuống dần, ở mức xấp xỉ và thấp hơn từ 0,1-0,3 m so với cùng kỳ năm 2018. Theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, các khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng lớn của khô hạn gồm các xã, thị trấn: Châu Lăng, Cô Tô, An Tức, Lê Trì (huyện Tri Tôn); An Cư, An Hảo, Nhơn Hưng, Chi Lăng (huyện Tịnh Biên)… Dự kiến thời gian chịu ảnh hưởng trung bình khi xảy ra khô hạn là 2 tháng (đầu tháng 3 đến cuối tháng 4).</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Nguyễn Huỳnh Trung, phụ trách Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, bày tỏ lo lắng trước lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đang giảm nhanh. Mực nước cao nhất đo được tại Châu Đốc trong tháng 2 xuống thấp nhất, ở mức 1,29 m, chỉ còn cao 0,12 m so với tháng 2/2018 và 0,15 m so với tháng 2/2016. Mực nước nội đồng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ tháng 12/2018 đến nay luôn ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2018 từ 0,05-0,25 m. Có thời điểm mực nước tại vùng Tây sông Hậu xuống rất thấp, xấp xỉ gần mức thấp nhất trong tháng 1 và 2/2016 (XNM lịch sử).</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Hiện các đơn vị chức năng ở Kiên Giang đã thực hiện việc đo độ mặn ở những nơi trọng yếu để lên kế hoạch phòng chống thích hợp. Đến ngày 20/2, độ mặn đo được tại trạm cửa sông Cái Bé ở mức 6,8‰, thấp hơn cùng kỳ năm 2018 là 2,7‰; tại trạm Rạch Giá trên sông Kiên là 1,1‰, thấp hơn 7,6‰ so với cùng kỳ năm 2018; tại các trạm trên sông Cái Lớn (Gò Quao, Xẻo Rô) dao động từ 3,6‰ - 15,2‰, cao hơn cùng kỳ năm 2018 từ 1‰-3‰.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Theo ông Lê Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Đồng Tháp, do địa phương này nằm ở khu vực đầu nguồn sông Tiền nên không phải chịu ảnh hưởng XNM từ biển vào. Tuy nhiên, Đồng Tháp cũng đang chờ được trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện các công trình liên quan đến công tác chống hạn mang tính cấp bách để bảo đảm đủ nước tưới cho hơn 223.000 ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày trong vụ hè thu năm nay.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>"Mực nước tại các nơi trên địa bàn tỉnh sẽ xuống thấp dần trong những tháng mùa khô và đạt mức thấp nhất vào cuối tháng 5-2019. Tình hình nắng nóng và mực nước thấp trong mùa khô sẽ gây khá nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống" - ông Hùng nhận định</span></span></span></span></span></span></p> <table align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1"> <tbody> <tr> <td style="background-color: rgb(238, 238, 238);"> <p><strong><span><span><span><span><span><span>Nguy cơ mất mùa vụ đông xuân</span></span></span></span></span></span></strong></p> <p><span><span><span><span><span><span>Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết độ mặn cao nhất ở vùng cửa sông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có khả năng xuất hiện vào khoảng tháng 4 và 5/2019. Mặn sẽ xâm nhập vùng giáp ranh 2 tỉnh Kiên Giang - An Giang qua hệ thống kênh nhánh, tại các khu vực chưa có hệ thống cống, đập ngăn mặn, độ mặn cao nhất tại 2 huyện Tri Tôn và Thoại Sơn có khả năng ở mức cao hơn năm 2018. Tình hình XNM đe dọa đến vụ đông xuân 2018-2019, với tổng diện tích hơn 254.000 ha. Trong số này, phần diện tích có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn 24.000 ha.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Lai Thanh Ẩn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu, khuyến cáo nếu tình hình XNM diễn biến phức tạp trong khoảng từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 sẽ ảnh hưởng đến hơn 32.000 ha vụ lúa đông xuân của tỉnh.</span></span></span></span></span></span></p> </td> </tr> </tbody> </table>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hạn mặn khốc liệt ám ảnh miền Tây
Trước tình hình khô hạn, xâm nhập mặn đến sớm và dự báo diễn ra trên diện rộng, các tỉnh - thành ĐBSCL cần nhanh chóng đề ra những biện pháp ứng phó
Chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn
Quảng Nam: Bắt quả tang và xử phạt cơ sở gây ô nhiễm môi trường
Thủ tướng yêu cầu có bộ chỉ số xếp hạng các địa phương về bảo vệ môi trường
Thầm lặng vì môi trường sạch
Hoài Nhơn (Bình Định): Nguy hại từ hiện tượng “rò rỉ” nước thải ra môi trường
Những công nhân môi trường thầm lặng dọn rác sau Tết Nguyên đán
Khả năng dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn
Hải Dương: Cụm Công nghiệp Phú Thứ xả thải… ô nhiễm bủa vây khu dân cư
Hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học vì lũ ngập trường tại Đồng Nai
Diện tích đề xuất thăm dò vàng gốc của Cty Vàng Phước Sơn chồng lấn 7.89ha
Cần nhân rộng mô hình bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Chất lượng không khí ở mức rất có hại tại Hà Nội
Ngày 7/10, Hà Nội ô nhiễm không khí nặng, cần lưu ý 4 địa điểm này
Sáng nay 7/10, Hà Nội, TP HCM nằm trong top những thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới, xếp hạng theo dữ liệu của trang IQAir.
Dây rốn quấn cổ 3 vòng, xử trí thế nào để an toàn thai nhi?
37% thai đủ tháng bị dây rốn quấn cổ. Dây rốn quấn cổ làm cản trở vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi, nguy cơ thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ…Vậy xử trí thế nào để an toàn?
Cận cảnh nông trại bạt ngàn rau củ, cây ăn trái của Lý Hải - Minh Hà
Ngoài căn biệt thự ở TP HCM, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà còn sở hữu nông trại ở ngoại ô Đà Lạt. Trong nông trại rộng hàng nghìn m2, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà trồng nhiều loại rau củ, cây ăn trái và hoa.
Bão số 5 Krathon vào Biển Đông, giật trên cấp 17
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.
Vì sao Công ty Emivest Feedmill Việt Nam bị xử phạt hơn 280 triệu đồng?
Do có hành vi xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam - Chi nhánh chăn nuôi tại Đồng Nai - bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt hơn 280 triệu đồng.
"Mix" đồ xuống phố trẻ đẹp khi giao mùa
Trong cơn gió se lạnh của mùa thu, diện đồ thế nào để vừa mát mẻ, thoải mái mà vẫn đảm bảo phong cách và thời trang?
Trường hợp về hưu sớm năm 2024 được hưởng nguyên lương
Theo Điều 54 Luật BHXH 2014, hầu hết những trường hợp nghỉ trước tuổi sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng với mức 2% cho mỗi năm nghỉ sớm, trừ một số trường hợp.
Đi làm đồng, người đàn ông phát hiện cá thể rùa răng quý hiếm nặng 15kg
Ngày 15/8, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một cá thể rùa quý hiếm do người dân giao nộp.
Cá chết hàng loạt tại hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Bình
Những ngày đầu tháng 8/2024, tại hồ Rào Đá - hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Bình, xuất hiện cá chết bất thường trôi dạt vào bờ.
Hà Nội: San lấp đất nông nghiệp trái phép ở xã Thanh Liệt
Nhiều diện tích đất nông nghiệp dọc tuyến đường Phạm Tu (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) đã và đang bị san lấp, sử dụng không đúng mục đích đất, đứng trước nguy cơ xóa sổ.