Hải Vân Quan sắp mở cửa đón khách sau gần 3 năm trùng tu

Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân dự kiến mở cửa đón khách tham quan miễn phí trong tháng 8/2024.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach
Hải Vân Quan, di tích lịch sử cấp quốc gia duy nhất tại Việt Nam thuộc quyền quản lý của cả hai địa phương là Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng, được xây dựng vào năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-2
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân quanh năm mây phủ, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 20km, cách thành phố Huế 80km, ngay giữa ranh giới phân chia địa phận hành chính của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-3

Di tích này từng bị bỏ rơi suốt 20 năm, vì nằm trong vùng chồng lấn địa giới và hai địa phương không thống nhất được việc làm hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau quá trình dài hoàn tất các thủ tục, Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan được khởi công vào tháng 12/2021.

Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-4
Sau khi được đầu tư hơn 42 tỉ đồng để tu bổ (từ nguồn ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng), hiện nay công trình Hải Vân Quan đã cơ bản hoàn thành.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-5
Các hạng mục như cổng chính Hải Vân Quan, Thiên hạ đệ nhất hùng quan (ụ gác cao nhất), nhà trú sở, nhà vũ khố, các vị trí pháo đài, tường đá, lối đi... đã hoàn thành. So với hình ảnh hoang tàn, đổ nát khi xưa, giờ đây Hải Vân Quan đã là một di tích sống động với tường đá, các cổng vào bề thế.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-6
Theo kế hoạch, di tích Hải Vân Quan hoàn thành trùng tu và đưa vào khai thác du lịch từ đầu năm 2024, nhưng đến nay, theo ghi nhận của phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, di tích hiện vẫn trong tình trạng "cửa đóng then cài".
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-7

Hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng hiện vẫn chưa thống nhất phương án quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích.

Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-8
Anh Hoàng Quân, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ, anh và nhóm bạn đã chinh phục đèo Hải Vân bằng xe máy để tận mắt chiêm ngưỡng diện mạo Hải Vân Quan sau trùng tu, nhưng đến nơi thì cả nhóm hụt hẫng vì không được vào tham quan.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-9
Một hướng dẫn viên du lịch chuyên tour Huế - Đà Nẵng - Hội An cho biết, đây là một địa điểm được nhiều du khách yêu cầu dừng chân ghé thăm trên hành trình ra Lăng Cô hoặc về Đà Nẵng, nhưng hiện di tích chưa mở cửa cho khách tham quan khiến nhiều người tiếc nuối.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-10
Đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, Trung tâm đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng xây dựng đề án quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan với các phương án theo quy định của pháp luật và tiếp tục xin ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương liên quan.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-11
Dự kiến đầu tháng 8, di tích Hải Vân Quan sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-12
Trong giai đoạn đầu sau khi mở cửa, dự kiến vé tham quan di tích sẽ được miễn phí. Đây là biện pháp nhằm đo lường lượng khách, kiểm tra hiệu quả việc tiếp đón và thuyết minh tại di tích, đồng thời thu thập ý kiến từ khách tham quan.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-13
Đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan chức năng của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang gấp rút tìm ra các giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn để đưa ra phương án vận hành hợp lý, hiệu quả đối với điểm di tích này.
Sau gan 3 nam trung tu, Hai Van Quan sap mo cua don khach-Hinh-14
Việc sớm mở cửa đón khách tham quan sẽ góp phần lan tỏa giá trị di tích, phát triển du lịch của hai địa phương.

>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia (Nguồn: VTV24):

Theo VietnamDaily
Cận cảnh khu tập thể Nghĩa Tân xuống cấp

Cận cảnh khu tập thể Nghĩa Tân xuống cấp

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân, tỷ lệ 1/500. Theo đó, tổng diện tích nghiên cứu lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết là khoảng 316.611m2.
back to top