Cụ thể, trong 4 cơ chế, chính sách cua tỉnh Thừa Thiên –Huế, nổi bật nhất là liên quan tới di tích.
Theo đó, tỉnh này được phép thu đầy đủ phí tham quan di tích trên địa bàn vào ngân sách nhà nước.
Ngân sách địa phương được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí tham quan nộp vào ngân sách Nhà nước. Và dùng để thực hiện đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn. Tỉnh được lập Quỹ bảo tồn di sản Huế từ nguồn ngân sách Nhà nước,…
Với tỉnh Nghệ An, sẽ có 9 chính sách đặc thù, chú trọng nhiều nhất là nguồn ngân sách. Cho phép tỉnh được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước. Từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ về cho tỉnh vay lại.
Tuy nhiên, tổng mức dư nợ vay không được vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.
Hàng năm, Trung ương sẽ bổ sung ngân sách cho Nghệ An, nhưng số ngân sách này sẽ không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao,...
Đối với thành phố Hải Phòng, thành phố sẽ được thí điểm 7 chính sách đặc thù. Trong đó, đặc biệt nhất là Quốc hội đồng ý cho Hải Phòng tổ chức nghiên cứu và triển khai xây dựng Khu thương mại tự do.
Hội đồng nhân dân thành phố được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố.
Tuy nhiên, theo Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, việc thành lập Khu thương mại tự do của Hải Phòng cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
Nguyên nhân là do việc này không chỉ dừng ở phạm vi của cơ chế, chính sách đặc thù riêng lẻ. Mà gắn với việc xây dựng các thể chế, thiết chế pháp luật có tác động lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng.
Đồng thời, khu thương mại tự do cần được áp dụng các chính sách đặc biệt. Nhất là các chính sách về đầu tư, đất đai, quy hoạch, tổ chức chính quyền, thuế…
Những chính sách này không thể áp dụng thông thường như khu vực khác, mà cần phải có những quy định mới, nên sẽ không phù hợp với luật hiện hành. Giống như các Ban quản lý khu kinh tế tại các địa phương hiện nay.
Do vậy, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ cần báo cáo Bộ Chính trị xem xét, chấp thuận về chủ trương, trước khi trình Quốc hội xem xét và quyết định.