Hà Nội tích cực chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ và trẻ em gái trong dịch Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Kỷ niệm ngày Dân số Thế giới năm nay (11/7), UNFPA kêu gọi hãy hành động để xóa bỏ những khoảng cách trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản nhằm bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành. Tại Hà Nội, phụ nữ và trẻ em gái luôn được quan tâm đặc biệt.

Vượt chỉ tiêu giảm tỷ suất sinh

Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước và cũng có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Toàn Thành phố đã đạt mức sinh thay thế (số con bình quân/một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ -TFR: 2,1 con, tỷ suất sinh thô giảm hàng năm, tuy nhiên chưa bền vững, đặc biệt mức sinh ở 18 huyện/thị còn cao).

Những năm gần đây, chất lượng dân số từng bước được nâng cao, Thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình, kế hoạch, hoạt động mô hình về nâng cao chất lượng dân số ở 30/30 quận, huyện, thị xã; 579/579 xã, phường, thị trấn đã mang lại kết quả rõ rệt.

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé

Năm 2020, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội đã đạt và vượt các chỉ tiêu Kế hoạch của Thành phố đề ra, tạo cơ sở để hoàn thành chỉ tiêu Kế hoạch giai đoạn 5 năm (2016 - 2020). Số sinh toàn thành phố năm 2020 là 121.639 trẻ, tỷ suất sinh đạt 14,75‰ giảm 0,25‰ so với năm 2019 (vượt chỉ tiêu giao). Số sinh con thứ 3 trở lên là 8.382 trẻ, đạt tỷ lệ 6,89% tăng 0,39% so với năm 2019. Tỷ số giới tính khi sinh là 113 trẻ trai/100 trẻ gái.

Tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2020 đạt 85,0% (vượt chỉ tiêu được giao). Trong đó, siêu âm hội chẩn 4.176 ca, chọc ối làm NST 768 ca, đình chỉ thai nghén: 275 ca. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2020 đạt 85,0%. Trong đó, phát hiện 1015 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD, 46 trường hợp suy giáp trạng bẩm sinh. Kết quả sáu tháng đầu năm 2021, Số sinh: 46.727 trẻ (giảm 1.948 trẻ so với cùng kỳ),  Số sinh con 3 trở lên là 3.476 trẻ (giảm 207 trẻ so với cùng kỳ). Tỷ số giới tính khi sinh 113,3/100. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh: 83,88%, sàng lọc sơ sinh: 84,85%. Số người mới áp dụng Biện pháp tránh thai: 399.170 người (đạt 105,1%).

Tư vấn sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ.

Tư vấn sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ.

Vì phụ nữ và trẻ em gái

Kỷ niệm ngày Dân số Thế giới năm nay, UNFPA kêu gọi hãy hành động để xóa bỏ những khoảng cách trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) nhằm bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành. UNFPA kêu gọi ưu tiên CSSKSS và quyền sinh sản cho mọi người thông qua việc tiếp cận thông tin và dịch vụ trước sự thay đổi về mức sinh và nhân khẩu học. Trong đại dịch, những gián đoạn trong cung cấp dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản lại càng trở nên trầm trọng hơn khi các dịch vụ này bị coi là không thiết yếu. Có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng đại dịch có thể bị lợi dụng như một cái cớ để hạn chế hoặc từ chối tạo điều kiện cho việc ra quyết định, quyền tự chủ, tự do đi lại, hoặc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái. Phụ nữ phải được trao quyền về giáo dục, kinh tế và chính trị để tự đưa ra những lựa chọn liên quan đến cơ thể mình và mong muốn sinh con của bản thân.

Tư vấn sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên.

Tư vấn sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên.

Tại Hà Nội, phụ nữ và trẻ em gái luôn được quan tâm đặc biệt. Hàng năm, 30/30 quận, huyện, thị xã tổ chức Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; tuyên truyền, tư vấn, vận động chị em phụ nữ thực hiện các biện pháp tránh thai, thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; duy trì và phát triển mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản Vị thành niên, thanh niên..

Trong bối cảnh đại dịch Covid xảy ra, Hà Nội duy trì truyền thông, tư vấn CSCKSS/KHHGĐ, cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, các biện pháp tránh thai… cho phụ nữ thông qua các kênh truyền thông: phát thanh, truyền hình, truyền thông nhóm nhỏ, cung cấp dịch vụ theo đúng quy trình khám, chữa bệnh của Bộ Y tế, đảm bảo phòng chống dịch bệnh cho phụ nữ. Ngoài ra, hiện nay tại Hà Nội nhiều mô hình được duy trì và nhân rộng tại các địa bàn trên toàn thành phố như Mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; Mô hình can thiệp truyền thông CSSKSS/KHHGĐ tới vùng dân cư đặc thù; Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân và Mô hình CSSKSS vị thành niên, thanh niên…

Hằng năm, Chi cục DS-KHHGĐ thành phố đã phối hợp với Hội Kế hoạch hóa gia đình để tổ chức các buổi truyền thông kiến thức SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng là phụ nữ quanh tuổi mãn kinh, nam giới, vị thành niên thanh niên...; Phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức truyền thông CSSKSS/KHHGĐ và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các đoàn viên thanh niên…; Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động để truyền thông chính sách Dân số - KHHGĐ, kiến thức CSSKSS/KHHGĐ, bình đẳng giới cho cán bộ trong hệ thống và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ …

Hiện tại, Hà Nội vẫn tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân số. Nâng cao chất lượng dân số; đưa tỷ số giới tính khi sinh dần về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý, góp phần phát triển Thủ đô nhanh và bền vững.

Theo Đời sống
Các bệnh về da dễ gặp mùa mưa bão

Các bệnh về da dễ gặp mùa mưa bão

Sau mùa mưa bão, lũ lụt, nhiều yếu tố gây nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt người dân sống trong vùng ngập lụt. Người dân cần biết cách bảo vệ sức khỏe để phòng tránh bệnh tật liên quan bão lũ.
back to top