Hà Nội: Dịch đang tiếp tục phát triển – Có bỏ giãn cách xã hội?

(khoahocdoisong.vn) - Dịch bệnh ở Hà Nội ngày càng diễn biến phức tạp không chỉ ở số ca nhiễm tăng mà nguồn dịch nội sinh phát triển dễ khiến nguy cơ dịch bùng phát. Liệu sau 6/9 Hà Nội có bỏ được giải cách xã hội?

Nhiều ổ dịch có thể trở thành chảo lửa

Tính đến trưa ngày 31/8, trong đợt dịch thứ 4 Hà Nội đã ghi nhận là 3.234 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.547 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.687 ca.

Theo phân tích của TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, đợt dịch này tại Hà Nội gồm nhiều ổ dịch trong cộng đồng dân cư, tạo nên các làn sóng lây nhiễm kéo dài trong nhiều ngày. Đáng lo ngại là rất nhiều ổ dịch có thể trở thành chảo lửa.

Phong tỏa khu vực Thanh Xuân.
Phong tỏa khu vực Thanh Xuân.

Chẳng hạn như ổ dịch Thanh Xuân, chỉ trong mấy ngày đã có hơn 300 ca. Ổ dịch này với với đường kính vùng lõi dịch bệnh tới 2km, nằm trong khu vực có đường kính 4,5km bao phủ các ca đơn lẻ của cả chùm bệnh. Mật độ dân cư của khu này lên tới 40.000 người/km2, cao gấp 16 lần mật độ dân cư trung bình tại Hà Nội. Dân cư đông, toàn ngõ ngách nhỏ bên trong là các khu nhà trọ chật hẹp ẩm thấp cộng với thói quen giao lưu, chợ búa, quán nhỏ vỉa hè, dân tỷ lệ dân tiêm văcxin chưa cao, nhiều ca nhiễm có tải lượng virus rất cao... Đây là dấu hiệu chỉ điểm cho một ổ dịch lớn, đòi hỏi phải tập trung nhiều nguồn lực để dập dịch, cần thay đổi chiến chiến thuật ngay lập tức, chứ đừng đi vào vết xe đổ của nhiều đô thị...

Hay ổ dịch Văn Chương - Văn Miếu kéo dài hơn 1 tháng và ngày càng lan xa lan ra xa hơn, tới Linh Quang, Trung Liệt, và thậm chí Láng Thượng, cách nơi xuất phát từ 2 - 6km. Nếu không phong tỏa rộng, xét nghiệm lặp lại và hỗ trợ an sinh cho người dân thì đây có thể trở thành một ổ dịch vô cùng khó kiểm soát...

Còn theo TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), qua các dữ liệu của Hà Nội, có thể đánh giá là dịch đã ở trong tình trạng nội sinh. Trong số nhiều trường hợp dương tính phát hiện được ở cả ổ dịch tại các quận, huyện, thì một số không phát hiện được nguồn gốc. Như thế có thể thấy các trường hợp nhiễm trong cộng đồng đã lan tràn trong thời gian qua. Điểm thứ hai là nhìn vào con số báo cáo thông qua việc phát hiện theo các "chỉ điểm - ổ dịch", tức là các trường hợp phát hiện triệu chứng, rồi đi đến trạm y tế hoặc khai báo, thì lúc đó mới phát hiện được, rồi truy vết các trường hợp tiếp xúc… Trong thời gian những ngày vừa qua, trung bình một ngày có đến cả trăm ca. Như thế có thể tạm kết luận là dịch không chỉ là nội sinh, mà còn đang phát triển.

Đánh giá theo hệ thống "kiềng ba chân"

TS.BS Trần Tuấn đánh giá, việc gỡ bỏ hay nâng cấp phong tỏa nếu chỉ dùng có một chỉ số tỷ lệ 1% số ca nhiễm trên tổng số 200 nghìn ca xét nghiệm mẫu PCR thì chưa bảo đảm yêu cầu khoa học. Để cân nhắc mức độ giãn cách, phong tỏa ở cấp độ nào, cần phải có 6 tiêu chí. 

Tiêu chí thứ nhất là trường hợp nhiễm, tỷ lệ nhiễm. Thứ hai là mức độ miễn dịch đạt được, được đánh giá bằng xét nghiệm kháng thể. Thứ ba là tỷ lệ tiêm chủng đạt được. Tiêu chí thứ tư là việc tuân thủ của người dân đối với các biện pháp đeo khẩu trang, giãn cách xã hội... Thứ năm là việc phong tỏa có để xảy ra các tình huống tập trung đông người hay không, dù là do chính quyền tạo ra, hay là do trong xã hội tạo ra. Nếu các biện pháp hiện tại, mà người dân và chính quyền không tuân thủ thì phải nâng cấp. Tiêu chí thứ sáu là khả năng không để cho "khủng hoảng nhân đạo" - nghĩa là người dân phải đảm bảo cuộc sống, không bị đứt bữa, có được lương thực, thực phẩm thiết...

Theo TS.BS Trần Tuấn, Hà Nội hiện nay đang bước vào giai đoạn vào quãng đầu của đợt dịch mới tại TPHCM hồi cuối tháng 5. Để đánh giá tiên lượng, không chỉ dừng ở xét nghiệm kháng nguyên, mà nên đi theo hệ thống "kiềng ba chân".

Chân kiềng thứ nhất là thúc đẩy trở lại hệ thống giám sát từ y tế cơ sở. Hà Nội vốn có hệ thống y tế cơ sở xã, phường hoạt động tốt. Cần phải thiết kế hệ thống giám sát dịch tễ học bằng cách dùng ngay mẫu phiếu, với phần mềm công nghệ đẩy lên internet, để các gia đình, các cá nhân quản được việc khai báo hằng ngày cùng triệu chứng nghi ngờ, liên quan đến dịch bệnh. Đây là biện pháp hiệu quả, rẻ tiền, sai số từ việc theo dõi dịch bệnh thậm chí còn thấp hơn so với điều tra bằng xét nghiệm kháng nguyên và lại đơn giản hơn, theo hướng hợp tác với dân hơn.

Chân kiềng thứ hai là Hà Nội có khả năng thực hiện hướng "giám sát điểm" (sentinel site), theo thời gian, để nhìn ra tốc độ của sự lây truyền, diễn biến, trong sự kết nối với các chỉ số khác như hành vi của người dân, các yếu tố có nguy cơ... giám sát các yếu tố xã hội khác. Các sentinel site này sẽ áp dụng cả các xét nghiệm kháng thể, để đo lường mức độ miễn dịch (bao gồm miễn dịch tự nhiên và miễn dịch với văcxin) chính xác hơn. Bên cạnh đó, việc điều tra truy vết, nhận biết các trường hợp lây nhiễm cũng sẽ tiếp tục làm (tức chân kiềng thứ ba).

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top