Đê hữu Hồng có nhiệm vụ chống lũ, bảo vệ trực tiếp Hà Nội. Tuy nhiên, đã vào mùa mưa lũ mà nhiều đoạn đê bị hạ thấp cao trình vẫn chưa được hoàn trả.
chia sẻ
Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký văn bản số 1935/UBND-KTN yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm tiến độ thi công đê hữu Hồng, đoạn từ nút giao Khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân (quận Tây Hồ).
Để đáp ứng yêu cầu chống lũ ngày càng cao, hạn chế ùn tắc giao thông, thành phố Hà Nội đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư thực hiện giai đoạn 2 dự án xây dựng công trình cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, trong đó có hạng mục thay thế kết cấu đê làm bằng đất thành đê bê tông đoạn từ K58+755 đến K62+500.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành các hạng mục đê bê tông cốt thép và cửa khẩu qua đê trước ngày 15/6/2023. Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành hạng mục nêu trên, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ 2023.
Theo ghi nhận của PV lúc 11h ngày 9/7, tại đê hữu Hồng (đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân), công trình còn dang dở, nhiều hạng mục vẫn chưa rõ hình hài.
Đoạn đê hữu Hồng đối diện chùa Tứ Liên bị đào xẻ nhưng chưa được bồi đắp lại, nhiều đoạn ngập úng.
Chủ đầu tư thi công hạng mục thay thế kết cấu đê làm bằng đất thành đê bê tông cốt thép.
Tại đoạn từ chợ hoa Quảng Bá đến ngõ 464 Âu Cơ, toàn bộ đã bị hạ thấp cao trình mặt đê chống lũ.
Vật liệu xây dựng, đất đá còn chất đống, ngổn ngang dọc hai bên đường.
Rác thải chất đống khiến khu vực trở nên nhếch nhác.
Để bảo đảm an toàn tuyến đê, phục vụ chống lũ năm 2023, thực hiện đúng quy định pháp luật đê điều, phòng chống thiên tai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu, chủ đầu tư khẩn trương đắp hoàn trả toàn bộ phạm vi đã đào xẻ thân đê, có biện pháp bảo đảm an toàn chống lũ cho đê (đặc biệt là đoạn đê từ chợ hoa Quảng Bá đến ngõ 464 Âu Cơ - hiện trạng toàn bộ đoạn đê này đã bị hạ thấp cao trình chống lũ).
Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm tiến độ thi công công trình; chủ trì, phối hợp với UBND quận Tây Hồ xây dựng phương án phòng, chống thiên tai năm 2023 theo đúng quy định của Luật Phòng, chống thiên tai. Trong đó, xác định đoạn đê hữu Hồng nêu trên là trọng điểm đê điều xung yếu cấp thành phố để xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ chủ động phối hợp, hướng dẫn Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội thực hiện; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo trên; kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các sai phạm (nếu có) của chủ đầu tư.
>>> Mời độc gỉa xem thêm video Tiến độ dự án bất động sản hàng hiệu tại TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: VTV24):
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Cục Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đối với diện tích tại khu vực thăm dò vàng gốc ở huyện Phước Sơn của Công ty Vàng Phước Sơn .
Tại không ít chỗ ven kênh mương khu vực trồng hoa tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống.
37% thai đủ tháng bị dây rốn quấn cổ. Dây rốn quấn cổ làm cản trở vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi, nguy cơ thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ…Vậy xử trí thế nào để an toàn?
Ngoài căn biệt thự ở TP HCM, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà còn sở hữu nông trại ở ngoại ô Đà Lạt. Trong nông trại rộng hàng nghìn m2, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà trồng nhiều loại rau củ, cây ăn trái và hoa.
Do có hành vi xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam - Chi nhánh chăn nuôi tại Đồng Nai - bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt hơn 280 triệu đồng.