Hà Nội: Củng cố, phát huy vai trò lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở

(khoahocdoisong.vn) - Xác định công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và của mọi người dân, TP Hà Nội đã tổ chức triển khai, thực hiện phương châm: "Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở", nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Phát huy vai trò lực lượng xung kích cơ sở

Với phương châm "4 tại chỗ", trước mùa mưa lũ, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư dự phòng, bảo đảm tốt nhất khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN ngay tại cơ sở... Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp đã tổ chức kiện toàn theo quy định của Luật PCTT; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên theo từng lĩnh vực, địa bàn. Các sở, ngành, đơn vị, chủ đập, hồ chứa nước đã thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của đơn vị. 30/30 quận, huyện, thị xã, các sở, ban ngành trên địa bàn thành phố đã được thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Đến nay, về cơ bản 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội đã tổ chức xây dựng lực lượng xung kích PCTT cơ sở với sự tham gia của 64.948 người; nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; có sự tham gia của lực lượng khác như đoàn viên, lao động tại địa phương… có sức khỏe, biết bơi.

Căn cứ vào tình hình thực tế các tình huống thiên tai, TKCN tại cơ sở, lực lượng xung kích PCTT đã được tập huấn các kiến thức, kỹ năng như: Ứng cứu, hộ đê, tuần tra canh gác đê trong mùa lũ; nhận biết bom, mìn và cách xử lý khi phát hiện; cứu nạn, cứu hộ khi cháy rừng, cháy nhà, sập đổ công trình; tập bơi, cứu người đuối nước; sơ cứu, cấp cứu người bị nạn, băng bó, cứu thương…

Trước đó, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến về công tác PCTT và TKCN năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy PCTT; rà soát, điều chỉnh quy chế hoạt động, phân công rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng thành viên để đảm bảo hiệu quả hoạt động; cập nhật, hoàn thiện kịch bản phương án ứng phó thiên tai và TKCN; sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, nhân lực để ứng phó kịp thời; tổ chức đào tạo, tập huấn cho lực lượng làm công tác PCTT và cộng đồng; sử dụng hiệu quả Quỹ PCTT tại các địa phương trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, nhất là nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo và PCTT các cấp; bổ sung các trạm quan trắc khí tượng thủy văn, hiện đại hóa công nghệ dự báo; rà soát đầu tư nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai của công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, khu vực neo đậu thuyền tránh trú bão. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác PCTT, cứu hộ, cứu nạn…

Nhận thức được nâng cao

Để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời với thiên tai, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Nghị quyết số 76/NQ-CP năm 2018 của Chính phủ về công tác PCTT trên địa bàn TP Hà Nội; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 02/5/2020 của UBND TP Hà Nội về công tác PCTT và TKCN năm 2020…

Tuyên truyền phòng tránh giảm nhẹ thiên tai xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây năm 2020.

Tuyên truyền phòng tránh giảm nhẹ thiên tai xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây năm 2020.

Hăng năm, UBND TP Hà Nội giao Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng, tổ chức các phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác PCTT và TKCN. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức về kỹ năng, kinh nghiệm phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, sự cố; vận động nhân dân chủ động chuẩn bị, sẵn sàng phòng, chống cho gia đình và tích cực tham gia cùng cộng đồng về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình hình mưa bão, sự cố thiên tai trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thực hiện việc thông báo, cảnh báo thiên tai, thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến thiên tai, vận hành điều tiết các hồ chứa nước qua website, mạng xã hội facebook, zalo, hệ thống nhắn tin SMS, giúp chính quyền các cấp, cơ quan, người dân biết để chủ động phòng, chống.

Cùng với đó, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội cũng phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy; các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và các cơ quan thông tấn, báo chí liên quan đã tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, tập huấn và nâng cao nhận thức của cộng đồng về PCTT và TKCN tới người dân. Cụ thể như: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền công tác PCTT và TKCN tới các xã, phường, thị trấn với gần 1.000 đại biểu tham dự; triển khai Kế hoạch hưởng ứng tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai, kỷ niệm ngày quốc tế phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; tiếp tục thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn TP Hà Nội.

Mặt khác, TP Hà Nội cũng thực hiện tốt phương châm "3 sẵn sàng, 4 tại chỗ, 5 không" trong PCTT và xây dựng cộng đồng an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới…

Theo Đời sống
Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Nhiều vị trí đất trống ven đô Hà Nội được “tận dụng” làm bãi chứa rác thải không đúng quy định. Rác không được phân loại, bốc mùi hôi thối, bủa vây khu dân cư. Thậm chí, rác được đốt trực tiếp, tạo ra luồng khói ô nhiễm, ngột ngạt.
back to top