GS Đặng Hùng Võ: Cần phát triển mô hình bất động sản du lịch đa công năng

(khoahocdoisong.vn) - Theo GS Đặng Hùng Võ, hiện nay bất động sản du lịch Việt Nam chỉ đáp ứng nhu cầu khách tham quan, ngắn ngày đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Nên cần phát triển các mô hình bất động sản du lịch đa công năng thu hút lượng khách du lịch trải nghiệm, dài ngày tiềm năng đến từ Châu Âu, Châu Mỹ. Đây là xu thế mới trong phát triển du lịch của các quốc gia trên thế giới.

Bất động sản du lịch Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng phát triển dựa trên nền tảng thiên nhiên, văn hóa. Đồng thời, các bộ, ngành và địa phương cũng đang tích cực thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thực tế thời gian qua lượng khách du lịch đang tăng trưởng tốt. Trung bình mỗi năm, có 15 triệu khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, vượt xa con số 4 triệu khách của 10 năm trước. Bên cạnh đó là 80 triệu lượt khách nội địa, gấp 4 lần so với thập kỷ trước. Phát triển du lịch sẽ tạo động lực thúc đẩy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, dù tăng trưởng nhanh, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng năm 2019 đạt 14,5 triệu lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn xếp sau nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á về thu hút khách ngoại.

Đặc biệt, mức chi tiêu của khách du lịch đến Việt Nam vẫn còn thua xa với các nước. Khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu 96 USD/ngày nhưng ở Singapore là 330 USD/ngày, ở Thái Lan là 115 USD/ngày.

Mặt khác, so với các quốc gia phát triển mạnh về du lịch trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore… số lượng cơ sở lưu trú và các dịch vụ giải trí của Việt Nam còn rất hạn chế. Nguồn cung bất động sản du lịch của Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu căn hộ lưu trú cho khách du lịch quốc tế.

GS Đặng Hùng Võ cho rằng, cần phát triển mô hình bất động sản đa công năng.

GS Đặng Hùng Võ cho rằng, cần phát triển mô hình bất động sản đa công năng.

GS Đặng Hùng Võ đã có cuộc trao đổi với phóng viên KH&ĐS về xu hướng bất động sản du lịch trong thời gian tới.

- Ông đánh giá thế nào về tiềm năng bất động sản du lịch Việt Nam hiện nay?

Không thể phủ nhận, tiềm năng du lịch Việt Nam từ trước đến nay là rất lớn, còn nhiều dư địa. So sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta không chỉ có lợi thế về điều kiện tự nhiên mà còn có lợi thế về chính trị, xã hội ổn định.

Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển thị trường bất động sản du lịch Việt Nam, chúng ta có thể thấy có rất nhiều dự án “lớn”, nhưng so với thế giới vẫn chưa là gì. Giai đoạn vừa rồi ghi nhận mức tăng trưởng tốt, nhưng tôi cho rằng mức đó vẫn ở giai đoạn đầu, còn nhiều cơ hội để tăng trưởng hơn nữa.

Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng năm 2019 đang đi xuống, nhiều dự án loại bỏ, nhiều nhà đầu tư thứ cấp không muốn bỏ tiền đầu tư vào condotel. Có thể nói mức độ phát triển thì vẫn còn nhưng thấp hơn nhiều so với năm 2017, năm 2018.

- Lý do dẫn đến việc tăng trưởng thấp là gì, thưa ông?

Lý do về pháp lý là chính. Hiện nay chúng ta chưa có định hình khung pháp luật về đất đai cũng như là bất động sản về hình thức du lịch nghỉ dưỡng. Vẫn còn lấn cấn trong việc phân biệt giữa nhà ở và bất động sản du lịch.

Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng của chúng ta thời gian qua có sự “tắc nghẽn” nhất định. Sự “tắc nghẽn” này do khung pháp luật về bất động sản du lịch chưa đáp ứng được, các cán bộ có thẩm quyền phê duyệt dự án lâm vào tình cảnh e ngại, do chưa có quy định cụ thể dẫn đến số lượng các dự án ít đi, và các doanh nghiệp không dám đầu tư vào, hoặc chững lại.

Rồi đến loại hình bất động sản đa công năng, có nghĩa là dùng làm căn nhà nghỉ thứ hai của một người. Nó có thể dùng cho thuê lưu trú, cho thuê dài hạn, có thể cho thuê làm văn phòng, cho thuê làm văn phòng của một công ty. Những loại bất động sản đa công năng như vậy trên nền tảng của kinh tế chia sẻ thì lại chưa được định hình ở Việt Nam. Nó mở ra cơ hội nhưng cơ hội lại đang khép lại nếu chúng ta không có xử lý tốt về mặt quản lý nhà nước.

Việt Nam còn tiềm năng để phát triển bất động sản du lịch, tuy nhiên còn "điểm nghẽn" là thiếu cơ sở pháp lý.

Việt Nam còn tiềm năng để phát triển bất động sản du lịch, tuy nhiên còn "điểm nghẽn" là thiếu cơ sở pháp lý.

- Vậy để tăng trưởng thị trường bất động sản du lịch làm thế nào, thưa ông?

Để thị trường bất động sản du lịch Việt Nam tăng trưởng hơn nữa, chúng ta phải khắc phục được những điểm yếu này, đó cũng là cơ hội để các mô hình bất động sản du lịch đa công năng có thể phát huy được lợi thế của chúng, bởi đây chính là xu thế mới trong phát triển du lịch của các quốc gia trên thế giới hiện nay.

Chúng ta mới chỉ đáp ứng được các khách du lịch ngắn ngày từ Hàn Quốc, Trung Quốc sang, nhưng những khách này chỉ mang tính chất tham quan. Còn một nguồn khách tiềm năng hơn từ Âu Mỹ, họ có cả tháng để đi nghỉ du lịch. Hiện nay xu hướng của họ là trải nghiệm về đời sống người dân bản địa, trải nghiệm mạo hiểm, chữa bệnh,... nhưng chúng ta chưa mạnh lĩnh vực này.

Để phát triển du lịch trải nghiệm, chúng ta cần phải phát triển các tổ hợp bất động sản du lịch trải nghiệm quy mô lớn, đa chức năng, có khu vui chơi cho trẻ em, cho người lớn, thậm chí khu casino, sân golf... 

Ta cũng bắt đầu có những tư duy nhất định về những tổ hợp đó ở mức độ này, mức độ kia nhưng chưa có những tổ hợp cực lớn.  Đấy là một hình thức mới. Tôi cho rằng nếu đi được theo hướng đó với khung pháp lý hiện đại chúng ta có thể có cơ hội để phát triển một thị trường du lịch mạnh.

- Theo ông xu hướng bất động sản du lịch năm tới ra sao?

Hiện nay thị trường bất động sản đang ở trong trạng thái khá bấp bênh mà chỉ vì lý do là khung pháp lý chưa đủ cho nó phát triển. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có một báo cáo chỉ ra vài chục điểm xung đột pháp luật về bất động sản. Rồi Hiệp hội bất động sản TPHCM cũng có báo cáo rất là rõ ràng. Và nó dẫn đến một thực tế là số lượng dự án được ký trong  cuối 2018 và suốt cả năm 2019 là rất thấp. Kể cả tại Hà Nội, TPHCM cũng đều rất ít dự án.

Cái hệ lụy ngay lập tức có thể nhìn thấy được trong khoảng 2 đến 3 năm nữa không có cung thì giá bất động sản sẽ tăng.

Làm gì để đẩy cung trong lúc này là rất quan trọng. Nếu cứ dừng lại chuyện nghiên cứu mà không đẩy nhanh lên thì sẽ gây hệ lụy là tăng giá bất động sản, thậm chí là tăng rất cao trong thời gian tới.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top