Gọi tên TPCN tiêu u… bị “tuýt còi”

Thời gian qua, TPCN/TPBVSK công dụng hỗ trợ điều trị u xơ, u nang... được nhiều đơn vị, tổ chức kinh doanh quảng cáo bằng những lời có cánh, đánh vào tâm lý nhiều người nhẹ dạ cả tin, chi tiền mua sản phẩm dùng.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Shioka

Theo tìm hiểu của Khoa học và Đời sống, tháng 4/2022, Cục ATTP (Bộ Y tế) đã thông báo trên website chính thức của Cục cảnh báo tới người bệnh không nên tin, mua dùng Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Shioka (TPBVSK) Shioka khi truy cập vào các đường link https://panclinic.vn/vien-sui-shioka; https://sieuthisongkhoe.com/san-pham/shioka-duoc-pham-truong-tho/; https://www.facebook.com/101893522479571/videos/291272789844211;

TPBVSK Shioka quảng cáo hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, u xơ tử cung... gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Sản phẩm do Công ty TNHH Dược liệu xuất nhập khẩu quốc tế Cúc Anh (địa chỉ: số 469 đường Tự Tạo 1, Phường 11, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Shioka được sản xuất tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Trường Thọ (địa chỉ: Lô M1, đường N3, khu công nghiệp Hòa Xá, xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).

NSND Hồng Vân quảng cáo TPBVSK Shioka có công dụng điều trị u nang, u xơ.

NSND Hồng Vân quảng cáo TPBVSK Shioka có công dụng điều trị u nang, u xơ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tauna và Bảo Nhãn Vương

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tiếp tục phát đi cảnh báo 2 loại sản phẩm quảng cáo sai sự thật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Tauna và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Nhãn Vương. Trong đó, TPBVSK viên uống Tauna được quảng cáo "điều trị các loại u xơ, u nang, u vú bằng phương pháp hiệu quả không cần phẫu thuật". Các quảng cáo gây hiểu nhầm thực phẩm chức năng có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

TPBVSK Tauna do Nhà máy Nội Bài - Công ty TNHH công nghệ Herbitech (địa chỉ: khối 8, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sản xuất, Công ty TNHH phát triển và đầu tư dược phẩm Việt Nhật (địa chỉ: số nhà 92, tổ dân phố số 2 Miêu Nha, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm.

Theo ThS Hoàng Khánh Toàn, nguyên Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, hiện nay có một tình trạng, vì con đường để sản phẩm được đăng ký công nhận là một loại thuốc chữa bệnh quá công phu, vất vả, khó khăn và tốn kém, không ít công ty đông dược đã tung ra thị trường những sản phẩm dưới danh nghĩa “Thực phẩm chức năng” nhưng kỳ thực lại là thuốc trị bệnh đích thực. Bởi lẽ, trong thành phần của các sản phẩm này hoàn toàn chỉ gồm các vị thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh (thuốc bệnh) chứ không hề có vị thuốc nào có tác dụng bổ dưỡng và nâng cao sức đề kháng (thuốc bổ), thậm chí còn có mặt cả những vị thuốc mà các thầy thuốc Đông y khi sử dụng cũng phải rất thận trọng.

Đồng quan điểm trên, các chuyên gia y dược cũng cho rằng, việc sử dụng vô tội vạ những thành phần thảo dược yêu cầu phải có kê toa của thầy thuốc nhưng được che đậy dưới vỏ bọc TPCN đều không an toàn cho sức khoẻ người bệnh, người dùng, chưa kể có loại TPCN khi tiêu thụ ra thị trường nhiều thời gian sau cơ quan chức năng mới phát hiện sản phẩm TPBVSK chứa thành phần chất cấm.../.

Theo Đời sống
Cục Đăng kiểm Việt Nam bị kẻ xấu mượn danh để lừa đảo

Cục Đăng kiểm Việt Nam bị kẻ xấu mượn danh để lừa đảo

Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về việc các đối tượng mượn danh của Cục Đăng kiểm Việt Nam để lừa đảo chiếm đoạt tiền qua mạng.
back to top