Gói hỗ trợ giảm thiệt hại Covid-19: Đừng để "phía trước là rừng mơ"

(khoahocdoisong.vn) - Kết quả khảo sát 450 doanh nghiệp tại Hà Nội, TPHCM, Thanh Hóa đối với 6 lĩnh vực ngành nghề; du lịch; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm, dệt may; công nghệ thông tin; logistics cho thấy, khoảng 80% doanh nghiệp không nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ.
Gói hỗ trợ lần hai cũng không được "tất tay". Nước mình nghèo, “mình phải giữ, phải còn tiền” vì phía trước còn nhiều bất định, khó khăn.

Gói hỗ trợ lần hai cũng không được "tất tay". Nước mình nghèo, “mình phải giữ, phải còn tiền” vì phía trước còn nhiều bất định, khó khăn.


Quan ngại về tính minh bạch của các gói hỗ trợ

PGS.TS Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, doanh nghiệp phàn nàn và quan ngại về tính minh bạch của các gói hỗ trợ. Kết quả khảo sát 450 doanh nghiệp tại Hà Nội, TPHCM, Thanh Hóa đối với 6 lĩnh vực ngành nghề; du lịch; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm, dệt may; công nghệ thông tin; logistics cho thấy, khoảng 80% doanh nghiệp không nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện để nhận hỗ trợ như: không rõ ràng xác định đối tượng, các thủ tục minh chứng tài chính phức tạp. Thêm nữa, thông tin không minh bạch gây khó khăn cho việc làm thủ tục nhận hỗ trợ.

Kết quả điều tra ghi nhận, tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành du lịch, dệt may nhận được hỗ trợ nhiều nhất. Ngành ít nhận được hỗ trợ nhất là công nghệ thông tin. Tỷ lệ doanh nghiệp lớn nhận được gói hỗ trợ nhiều hơn so với doanh nghiệp nhỏ.

Trong số doanh nghiệp được điều tra, có 69,23% doanh nghiệp nhận được gói “gia hạn nộp thuế”. Tiếp đến là gói “gia hạn tiền thuê đất” và “không thực hiện điều chỉnh tăng giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất như điện, nước, xăng… đều có tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận rất thấp, chỉ 17,95%. Đặc biệt, gói “đơn giản hóa thủ tục hành chính, gia hạn nộp thuế cho hoạt động xuất khẩu” và “vay không cần tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động” tỷ lệ tiếp cận là 0%.

Theo khảo sát, các doanh nghiệp kỳ vọng lớn về việc tiếp tục hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là các gói: tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí, giảm hoạt động thanh tra của các cơ quan chức năng…

Để các chính sách ứng phó với Covid-19 đối với doanh nghiệp phát huy hiệu quả, PGS.TS Bùi Đức Thọ cho rằng, trước tiên cần hỗ trợ hơn nữa các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, tập trung hơn vào các giải pháp nới lỏng các điều kiện tín dụng, miễn và giảm lãi, miễn giảm thuế phí, giảm phí BHXH, giảm các chi phí hạ tầng. Các hình thức hỗ trợ cần phù hợp với các doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn, tuy nhiên cần ưu tiên hơn nữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa bởi khả năng chống chịu kém của loại hình doanh nghiệp này.

Theo PGS.TS Bùi Đức Thọ, tác động của dịch bệnh tới các ngành kinh tế có sự khác biệt lớn. Một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề (hàng không, du lịch, thương mại, dịch vụ). Một số ngành vẫn có cơ hội phát triển tốt (công nghệ thông tin, thương mại điện tử...). Vì vậy, cần tránh hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ và rủi ro đạo đức. Đồng thời, giảm thiểu những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh về tài chính.

Ngoài việc kéo dài thời gian các gói hỗ trợ để doanh nghiệp có đủ thời gian hoãn các khoản được giãn, hoãn trong thời gian qua để phục hồi sản xuất kinh doanh một cách bền vững, các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng và minh bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng các gói chính sách.

Khoảng 80% doanh nghiệp không nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ.

Khoảng 80% doanh nghiệp không nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ.

Gói hỗ trợ lần hai không được "tất tay"

Về gói hỗ trợ lần hai, chuyên gia Kinh tế Trưởng của BIDV - ông Cấn Văn Lực - đã đề xuất gói hỗ trợ lần hai khoảng 150.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 25% GDP. Đồng thời, cần triển khai quyết liệt gói hỗ trợ lần thứ nhất chưa giải ngân hết, hiện còn khoảng 75%.

Lý giải về mức độ quan trọng của gói hỗ trợ lần hai, ông Lực cho rằng dịch bệnh hiện nay đang có nhiều yếu tố bất định, sẽ có thể kéo dài đến hết năm 2021, do vậy doanh nghiệp cần tiếp tục được hỗ trợ. Gói hỗ trợ lần một vẫn chưa đủ độ lớn cũng như sức lan toả, đặc biệt đối với các đối tượng là lao động không chính thức.

Tuy nhiên, theo TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, làm ra chính sách đã quan trọng, nhưng thực thi tốt còn quan trọng hơn. Theo ông Thành, nguyên tắc số 1 phải là chống dịch. "Bởi vì không chống dịch thì kinh tế chết". Tiếp theo mới là hỗ trợ. Nhưng hỗ trợ lần hai cũng không được "tất tay". Nước mình nghèo, “mình phải giữ, phải còn tiền” vì phía trước còn nhiều bất định, khó khăn.

TS Võ Trí Thành cũng khuyến cáo phải giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô. "Chúng ta đã rút ra được bài học rất đau xót của năm 2009, khi chi 8 tỷ USD để hỗ trợ dẫn đến bất ổn vĩ mô. Dù năm nay hay sang năm, chúng ta phải chấp nhận thâm hụt ngân sách cao hơn, chấp nhận tỷ lệ nợ công cao hơn, nhưng phải ở trong vùng an toàn" - ông Thành nhấn mạnh.

Liên hệ thực tế, theo ông Thành, gói hỗ trợ lần này cần tuân theo một số nguyên tắc: "Một là phải đủ lớn. Rất may chúng ta có tiền và chấp nhận tăng thâm hụt ngân sách. Hai là diện phải rộng, tương tự như gói hỗ trợ lần một, có tính đến người lao động, doanh nghiệp và xã hội. Thứ ba, một số lĩnh vực ảnh hưởng, một số doanh nghiệp phải tính toán những quy mô lan toả... Thời gian ít nhất phải kéo dài đến năm 2021”.

Ngoài ra, ông Thành cũng đánh giá ý tưởng của gói hỗ trợ lần một vẫn còn rất đơn giản, đó là "doanh nghiệp đang có tiền thì hãy giữ lấy mà cầm cự, nhà nước chưa thu vội". Tuy nhiên, đến gói hỗ trợ lần hai, ý tưởng phải thay đổi, không còn là cầm cự, mà phải hỗ trợ vượt khó, phục hồi và tái cấu trúc.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng góp ý thêm, đại dịch Covid-19 đã loại bỏ rất nhiều doanh nghiệp ra khỏi thị trường nhưng cũng có một số tỷ lệ nhất định doanh nghiệp "trụ vững" đã giúp cho nền kinh tế của chúng ta đứng được trong thời gian qua. Vì vậy, chúng ta cũng cần rút ra bài học từ họ. các nhóm nghiên cứu cần phải làm rõ khía cạnh tích cực vì sao các doanh nghiệp đứng được đến lúc này. Doanh nghiệp đứng được là nhờ các nhân tố nào.

“Theo đánh giá của tôi, các doanh nghiệp đứng được trong thời gian qua phần lớn là họ đã có sự chuẩn bị trước đó (từ trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra), họ đã có ý thức tự chuẩn bị cho mình đối với các tình huống khó khăn hơn” - bà Lan nhận xét.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top