<div> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/05/19/baochinhphu-vn_15.5_ran_can_2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Hình ảnh vết rắn cắn mặt trong bàn chân trái của bệnh nhân. Ảnh: VGP/Mai Thanh</td> </tr> </tbody> </table> <p>TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ở Việt Nam rắn độc cắn là một trong những tai nạn thương tích phổ biến. Riêng tại Trung tâm chống độc, rắn cắn là một trong những ngộ độc hàng đầu, đặc biệt xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11 - là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc.</p> <p>BS. Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo, hiện Việt Nam có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại lại có cơ chế gây độc khác nhau nên tùy theo loại rắn độc mà chúng ta có biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.</p> <p>Mới đây, tối 14/5, bệnh nhân Lê Việt H. (32 tuổi, Phú Thọ) vào viện vì bị rắn lục cắn. Theo lời kể của người nhà, khoảng 16h ngày 14/5, khi đi ra ngoài vườn bị một con rắn màu xanh to bằng đầu ngón tay trỏ cắn vào mặt trong bàn chân trái. Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân có garo vết thương nhưng vẫn đau nhiều nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương rồi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.</p> <p>Trường hợp khác bị rắn hổ mang cắn là anh Nguyễn Văn Đ. (41 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên). Trong khi dọn đống gạch cũ lâu ngày, anh bị một con rắn hổ mang cắn vào ngón bàn tay phải. Sau đó, bệnh nhân có garo và nặn máu vết cắn. Vị trí bị cắn sưng đau nhiều, tấy đỏ. Bệnh nhân đã được chuyển đến Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai.</p> <p>Bệnh nhân Lê Văn Niên (47 tuổi, ở Bắc Giang) bị rắn cắn khi đang đi làm đồng. Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 17h ngày 14/5/2020 bệnh nhân đi làm ngoài ruộng bị rắn to bằng ngón chân cái, màu đen cắn vào ngón trỏ bàn tay phải. Sau cắn, bệnh nhân bị buốt nhiều, sưng đau, tấy đỏ. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai sau 10 giờ bị rắn cắn.</p> <p>Theo TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên, sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân khi bị rắn cắn là cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế. Chính vì vậy, BS. Nguyên khuyến cáo, sau khi bị rắn độc cắn, bệnh nhân cần được nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời.</p> <p>BS. Nguyên cũng chỉ ra các bước sơ cứu nên làm là: (1) Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng; (2) Không để bệnh nhân tự đi lại; (3) Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn); (4) Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường; (5) Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động; (6) Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).</p> <p> </p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Gia tăng bệnh nhân nhập viện do rắn cắn, BS chỉ cách sơ cứu
(Chinhphu.vn) – Theo các chuyên gia y tế, mùa hè là mùa rắn sinh sôi, phát triển nên bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện thời gian này gia tăng. Riêng Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ trong một tuần trở lại đây, gần như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Hiện, Trung tâm đang điều trị 8 ca bị rắn độc cắn.
5 dấu hiệu ở miệng có thể "cảnh báo" gan đang gặp vấn đề
Khi gan bị suy yếu, chức năng bị ảnh hưởng, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có những biểu hiện bất thường ngay trên miệng.
Tăng cường hậu kiểm nông sản thực phẩm, chống ngộ độc và bệnh lây truyền
Không chỉ truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm, Hà Nội còn tích cực hậu kiểm việc tự công bố chất lượng nông sản, thực phẩm, kịp thời xử lý vi phạm, đảm bảo an toàn...
Cứu bệnh nhân chấn thương sọ não nặng do cây đổ vào đầu
Vừa qua, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới đã phẫu thuật và cứu sống ngoạn mục 1 trường hợp chấn thương sọ não rất nặng do tai nạn lao động.
Kinh nguyệt không đều, đi khám bất ngờ phát hiện đa u xơ tử cung
U xơ tử cung chiếm tỷ lệ 30% ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, chị em cần chú ý đi khám khi có dấu hiệu bất thường...
Phẫu thuật cắt lách cho BN tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở gan hiếm gặp
Bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa có nguy cơ vỡ lách và xuất huyết tiêu hóa... Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản rất dễ tái phát nên cần dự phòng.
Hy hữu: Nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến để trong tủ lạnh
Thuốc Pyrethroid ít nguy hiểm, nhưng có thể đe dọa tính mạng khi kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê,...Vậy làm gì để phòng tránh?
Thủng hồi tràng do... thói quen ngậm tăm sau ăn
Dùng tăm sau khi ăn và ngậm trong miệng là thói quen của không ít người. Tuy nhiên thói quen này tưởng chừng rất bình thường mà vô cùng nguy hại thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng nặng sau tiêm tan mỡ vùng bụng tại spa
Được giới thiệu phương pháp giảm cân không xâm lấn, chỉ cần tiêm 1 lần, mỡ sẽ tự động hóa lỏng, bụng sẽ tự nhỏ lại,... Sau một tuần tiêm, người phụ nữ 35 tuổi bị biến chứng nặng vùng bụng.
Tự cắt "của quý" sau khi sử dụng chất kích thích
Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Khoa Nam học – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công “của quý” của nam thanh niên đã bị chính tay nam thanh niên cắt trong lúc hoang tưởng ảo giác.
Bé trai tử vong sau hơn 1 tháng bị chó cắn, bệnh dại nguy hiểm sao?
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không được tiêm vaccine phòng ngừa. Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh dại, do đó cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này.
Cứu nam thanh niên 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ nguy kịch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh mới đây đã trực tiếp hỗ trợ cấp cứu cho trường hợp nam bệnh nhân mới 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ, chảy máu hộp sọ vô cùng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cận kề.