Giá dầu thô có thể lên tới 100 USD/thùng vào năm 2022

Giá năng lượng đã tăng mạnh trong năm 2021 và năm 2022 vẫn tiếp tục lặp lại, các chuyên gia cảnh báo giá dầu có thể đạt tới 100 USD/thùng, trừ khi chính quyền Biden thay đổi chương trình nghị sự chống nhiên liệu hóa thạch.

Các đường ống bị hủy bỏ, các quy định khai thác dầu đã tạo ra tác động tiêu cực đối với hoạt động đầu tư vào dầu khí của Mỹ.

Do đó, Mỹ sẽ bị hụt nguồn cung dầu trong năm mới, trừ khi biến thể omicron khiến nền kinh tế ngừng hoạt động hoặc chi phí gia tăng khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Nếu những mảng tối trong chính sách năng lượng hiện tại của Mỹ vẫn không thay đổi, thì giá dầu sẽ sớm tăng lên 100 USD/thùng trong năm tới.

Chi phí năng lượng cao – nguồn cơn sâu xa của lạm phát

Nhìn lại năm 2021, năm của lạm phát kỷ lục đối với Mỹ. Trong tháng 11, lạm phát đã tăng 6,8%, cao nhất kể từ năm 1982, trong khi các vấn đề về chuỗi cung ứng do COVID-19 là một phần quan trọng trong việc đẩy giá lên cao hơn, thì một bức tranh lớn cho thấy chi phí năng lượng là một trong những nguyên nhân sâu xa.

b759ce97-energy-1-.jpg
Giá dầu đã và khí đốt đã liên tục tăng trong năm 2021 (ảnh: Foxnew -minh họa)

Chi phí năng lượng tăng cao không chỉ liên quan đến COVID-19, mà là vết thương do chính quyền Biden tự gây ra, khi nó báo hiệu một cuộc chiến không chính đáng đối với nhiên liệu hóa thạch trong tình hình USD đang bị hút từ nền kinh tế Mỹ vào các nền kinh tế của Nga và OPEC.

Ngay cả Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi, Abdulaziz bin Salman, cũng cảnh báo rằng việc giảm đầu tư vào dầu khí sẽ khiến sản lượng dầu toàn cầu giảm 30 triệu thùng/ngày, và sẽ chỉ nâng cao vị thế thống trị của cartel trong lĩnh vực dầu khí toàn cầu.

Andrew Wheeler, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường dưới thời chính quyền Trump, lập luận rằng chính quyền Biden đã “làm mọi thứ có thể’’ để giảm sản lượng của Mỹ, điều này đã khiến giá cả tăng cao.

Trong nhiều năm, các nhà kinh tế đã ngạc nhiên khi thấy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh chóng trong khi lạm phát vẫn ở mức thấp.

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã bối rối khi trả lời câu hỏi tại sao lạm phát không quay trở lại thị trường?.

Cuộc cách mạng đá phiến đã cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với giá rẻ, cho phép các doanh nghiệp phát triển mà không thấy chi phí tăng lên, và điều đó giữ cho áp lực giá cả ở mức thấp.

Điều đó cũng tạo ra việc làm, không chỉ trong ngành năng lượng mà còn cho các nhà sản xuất được hưởng lợi từ chi phí nhiên liệu thấp của Mỹ. Các doanh nghiệp cả lớn và nhỏ đều phát triển mạnh nhờ dầu và khí đốt rẻ tiền do Mỹ sản xuất.

Hiện nay lạm phát đang gia tăng do sản lượng khai thác dầu khí của Mỹ đã chững lại.

Người ta có thể nghĩ rằng năng lượng rẻ, dồi dào, giá cả phải chăng sẽ là một món quà trời cho. Nhưng những khắc phục về biến đổi khí hậu và chương trình nghị sự về năng lượng xanh đã không khuyến khích các khoản đầu tư rất cần thiết vào lĩnh vực năng lượng và khí đốt của Mỹ.

Tổng thống Biden phải chịu trách nhiệm về sự thiết hụt về đầu tư trong lĩnh vực này.

Những chính sách vội vàng đã phản tác dụng

Giá dầu đang dao động gần mức 72 USD / thùng nhưng nhu cầu sẽ tăng vọt ngay trong năm mới.

Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Rystad Energy, tỷ lệ tái đầu tư vào dầu khí quý III là 46% và thấp hơn mức trung bình lịch sử là 130%, một phần đến từ sự lo ngại những quy định mới của ngành này, hàng loạt các sắc thuế mới và môi trường chính trị thù địch.

Tờ Wall Street Journal chỉ ra rằng chính quyền Biden và John Kerry, giám đốc điều hành khí hậu, đã gây áp lực buộc các ngân hàng và tổ chức tài chính giảm cam kết của họ với các công ty dầu khí Hoa Kỳ.

Ngoài ra, lo ngại về những quy định và động lực toàn cầu cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã khiến các phát hiện dầu khí toàn cầu vào năm 2021 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 75 năm, theo Rystad Energy.

Tỷ lệ cạn kiệt sản lượng dầu toàn cầu đang gây ra rủi ro tăng giá đáng kể khi năng lực sản xuất thu hẹp. Trên toàn cầu, tỷ lệ cạn kiệt 10%, hơn nữa Mỹ đã rút khỏi vai trò là nhà sản xuất dầu lớn nhất ngoài OPEC trong những năm gần đây, nên ít có khả năng con số đó có thể được lấp đầy. .

Châu Âu đã phải hứng chịu nhiều “nỗi đau” khi đưa những chính sách năng lượng vội vàng, nó đã đã dẫn đến những lo ngại rất thực tế về khả năng cung cấp nhiệt và điện khi mùa đông đến.

Việc châu Âu vội vàng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch đã đẩy chi phí năng lượng lên mức kỷ lục. Nó cũng khiến toàn bộ lục địa phụ thuộc nhiều hơn vào Nga về nguồn cung cấp, Nga đã tận dụng tình huống này.

Vì họ nhận ra rằng châu Âu không đủ khả năng để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của mình. Từ đó liên tục có những động thái cứng rắn trước sự bất lực của liên minh châu Âu.

Đồng thời, vì sự thiếu hụt nhiên liệu hóa thạch truyền thống ở những nơi như châu Âu và Trung Quốc, Ấn Độ, họ buộc phải đốt những nguồn nhiên liệu còn bẩn hơn để duy trì hoạt động của nền kinh tế.

Lợi ích năng lượng xanh mà họ nghĩ rằng họ sẽ thu được bằng cách đóng cửa các mỏ sản xuất khí đốt tự nhiên và chuyển sang năng lượng gió và mặt trời đã thự sự phản tác dụng trước khi chúng có những sản phẩm thay thế khả thi.

Trong khi gió và mặt trời sẽ trở thành một phần quan trọng trong tương lai của ngành năng lượng. Thực tế cho thấy rằng nó vẫn chưa sẵn sàng.

Thế giới hiện chưa có công nghệ thay thế dầu khí bằng gió, mặt trời hoặc các nguồn năng lượng thay thế khác. Mặc dù tất cả chúng ta đều muốn thấy thế giới đạt đến mức không phát thải ròng vào năm 2050, nhưng thực tế là con đường mà chúng ta đang đi sẽ khiến điều đó gần như không thể.

Điều duy nhất mà chúng ta đang thành công là đẩy cao chi phí của các dạng năng lượng truyền thống và siết chặt người nghèo và tầng lớp trung lưu.

Theo Foxnew
Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng đang được các nhà sản xuất trong nước điều chỉnh giảm thêm 100.000 đồng/tấn. Với việc giảm giá lần thứ ba của thép cuộn, tính từ đầu năm 2024 tới nay, tổng mức giảm lũy kế là 500.000 đồng/tấn.
back to top