Gấp rút hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Dịch bệnh Covid-19 gây ra đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến đời sống của hàng triệu công nhân. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đang gấp các thủ tục để hỗ trợ người lao động.

75% doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất

Theo thống kê TPHCM hiện có 415.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với 3,2 triệu công nhân, người lao động. Nhưng trước diễn diến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, chỉ trong hơn 2 tháng đã có 75% doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp buộc phải giảm lao động, có nơi giảm chi trả cho công nhân; khoảng 600.000 công nhân bị mất việc, ngừng việc. Trong đó, có nhiều lao động chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng. Các đối tượng này được hỗ trợ 1 triệu/tháng (trong ba tháng). 

Theo đại diện của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, thống kê đến ngày 7/04, tổng số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 109 doanh nghiệp, gây ảnh hưởng tới khoảng 51.245 người lao động; trong đó công nhân ngừng việc 48.689, công nhân chấm dứt hợp đồng lao động là 2.556 người.  

Trước tình hình trên, Bình Dương đang khẩn trương rà soát, thống kê để báo cáo UBND tỉnh và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có chính sách hỗ trợ phù hợp cho công nhân, doanh nghiệp. Đồng thời, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cũng đã chi ngân sách hỗ trợ công nhân bị mất việc, ngừng việc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 500.000đồng /trường hợp.

Ghi nhận của phóng viên tại tỉnh Đồng Nai, theo thống kê sơ bộ, hiện có 139 doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ảnh hưởng đến việc làm của 60.497 lao động, trong đó: phải chấm dứt hợp đồng lao động là 7.735 lao động; lao động bị ảnh hưởng phải giảm giờ làm, thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, tạm ngừng việc, rút ngắn thời gian làm việc trong tuần là 52.762 lao động.

Trao quà, hỗ trợ cho người lao động.

Trao quà, hỗ trợ cho người lao động.

Người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng

Tại TPHCM, Sở LĐ-TB&XH và Ban Quản lý các khu công nghiệp, một số doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Các doanh nghiệp khác đang xây dựng nhiều phương án sử dụng lao động để ứng phó với tình hình diễn biến của dịch bệnh như: Thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, rút ngắn thời gian làm việc trong tuần,  bố trí lịch làm việc luân phiên, kết hợp bố trí cho người lao động nghỉ phép hàng năm, 

Đại diện BHXH tỉnh Đồng Nai cho biết, số lượng người lao động đến đăng ký hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp là 8.609 lao động tăng 21,39% so với cùng kỳ năm ngoái. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai tăng cường công tác phối hợp với BHXH tỉnh cải tiến các thủ tục liên quan đến giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề cho người lao động phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao Động - Thương binh và Xã Hội TPHCM (tay trái) trả lời báo chí về vấn đề hỗ trợ người lao động.

Ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao Động - Thương binh  và Xã Hội  TPHCM (tay trái) trả lời báo chí về vấn đề hỗ trợ người lao động.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM Lê Minh Tấn cho biết: “Sở tham mưu UBND TP để kiến nghị với Bộ LĐ-TB&XH, Chính phủ các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội. Phối hợp Liên đoàn Lao động, BHXH xây dựng tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp, người lao động các quy định pháp luật liên quan về lao động như: thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, trả lương ngừng việc, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn …để dễ dàng tra cứu và thực hiện. Đề xuất thành lập tổ công tác do SởLĐ-TB&XH làm đầu mối để tiếp nhận thông tin, báo cáo từ các đơn vị gửi về, tổng hợp và báo cáo UBND TP”.

Đồng thời, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp vẫn tổ chức sản xuất nếu đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch. 

Qua đó, trong 10 tiêu chí đặt ra, cần rà soát từng tiêu chí để đảm bảo đúng quy định, nếu mức rủi ro trên 80% phải dừng sản xuất để khắc phục. Khi khắc phục được các rủi ro, đạt yêu cầu về các tiêu chí thì doanh nghiệp mới được sản xuất.

Ông Huỳnh Văn Tịnh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai cho biết: “Ngay sau khi có thông tin về việc Chính phủ sẽ ban hành gói hỗ trợ cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng sâu bởi dịch bệnh Covid-19, Sở đã chủ động rà soát số lượng các đối tượng nằm trong diện được Chính phủ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Việc rà soát đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra trường hợp lợi dụng, trục lợi chính sách. Khi có văn bản chính thức hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện hỗ trợ, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh thực hiện theo đúng quy định”.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top