<p style="text-align: justify;">Ngày 19/11, hệ thống xử lý, cấp nước sạch do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, thiết kế đưa vào vận hành tại Trường THPT Mùn Chung (xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên).</p> <p style="text-align: justify;">Ở ngôi trường này có hơn 300 học sinh, 40 thầy cô giáo nội trú nhưng nhiều năm qua phải sống trong cảnh thiếu nước sạch. Nước dùng hàng ngày được tích từ mùa mưa vào các bể chứa nhưng chỉ đủ dùng trong thời gian ngắn. Hàng năm từ tháng 10 tới hết tháng 6 năm sau, thầy và trò phải đi bộ hơn 5 km đường rừng núi để tìm nguồn nước dẫn về trường.</p> <p style="text-align: justify;">Do nước dẫn trực tiếp từ khe, suối nên việc lẫn các sinh vật còn sống, bơi bò trong nước thường xuyên xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng nhiều cơ quan liên quan đã khảo sát, xây dựng hệ thống dẫn, xử lý nước.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Hệ thống lọc, xử lý nước suối thành nước sạch lắp đặt tại Trường THPT Mùn Chung. Ảnh: Phạm Thanh Đăng." src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/20/he-thong-loc-nuoc-1-9487-1542686959.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Hệ thống lọc, xử lý nước suối thành nước sạch lắp đặt tại Trường THPT Mùn Chung. Ảnh: <em>Phạm Thanh Đăng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Sau một năm (6/2017 - 6/2018), nhóm nghiên cứu đã lựa chọn nguồn nước trong hang động đá vôi ở cách trường 500m, thiết kế hệ thống xử lý.</p> <p style="text-align: justify;">Hệ thống gồm các modul lọc, bơm và xử lý nước. Nước dẫn từ nguồn về sẽ được cấp và trộn định lượng hóa chất (keo tụ) để loại bỏ chất rắn lơ lửng, tạo độ trong. Các chất rắn lơ lửng tồn đọng trong hệ thống sẽ được tự động rửa lọc và đẩy cặn bẩn thông qua van xả đáy. </p> <p style="text-align: justify;">Sau khi lọc tinh, nước tiếp tục được khử trùng nhờ ứng dụng nước Javen điện phân từ muối ăn. Qua công đoạn này, độ trong, chất rắn lơ lửng và khuẩn E.coli trong nước đạt chuẩn nước sinh hoạt do Bộ Y tế quy định.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Bình trộn xử lý sơ bộ nước từ nguồn. Ảnh: Phạm Thanh Đăng." src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/20/he-thong-loc-nuoc-1135-1542686959.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Bình trộn xử lý sơ bộ nước từ nguồn. Ảnh: <em>Phạm Thanh Đăng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">GS Nguyễn Đình Công, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, hệ thống được đưa vào thử nghiệm 5 tháng qua, hoạt động ổn định, cấp nước sạch cho trường THPT Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Với kinh phí nghiên cứu và lắp đặt khoảng một tỷ đồng, hệ thống đã cấp nước ổn định cho điểm trường với công suất 100m3/ngày đêm.</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm nghiên cứu đã tập huấn cho các cán bộ của trường THPT nội trú Mùn Chung vận hành thành thạo trạm xử lý.</p> <p style="text-align: justify;">"Hiện gần 400 thầy và trò trường THPT Mùn Chung và cả cụm trường tiểu học, mầm non, THCS Mùn Chung, cụm dân cư xung quanh với khoảng 2.500 người cũng có thể sử dụng nước sạch nhờ hệ thống này", GS Công nói. </p> <p style="text-align: justify;">Ông Nguyễn Viết Trung, Hiệu trưởng THPT Mùn Chung chia sẻ, có hệ thống xử lý nước, thầy trò của trường sẽ không còn phải chứng kiến những con đỉa, con vắt bé ngọ nguậy trong nước sinh hoạt hàng ngày.</p> <div> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên lý hoạt động của hệ thống:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nước mặt được cấp vào hệ thiết bị NM-120 NC qua ống cấp vào D60 PVC. Nước khai thác được cấp vào cột trộn hóa chất PAC có đường kính D300; H2000, vật liệu thép dày 4mm, phủ sơn epoxy để nhận và trộn một lượng dung dịch keo tụ vừa đủ để tạo phản ứng keo tụ. Từ đây nước tiếp tục đi vào bình trộn tĩnh, trong đó có 3 lớp tạo xoáy, mỗi lớp có 100 cột xoáy với tốc độ chậm tương đương 20 vòng/phút để tạo bông cặn. Nước thô tiếp tục được dẫn vào đáy bình lọc thô.</p> <p style="text-align: justify;">Trong bình lọc thô, nước đi từ dưới lên trên, cặn lơ lửng kết bông được giữ lại ở đáy lớp vật liệu lọc, nước trong phía trên bình lọc nổi được dẫn sang lọc tại bể lọc tinh. Cặn bẩn được tích tụ ở lớp dưới của lớp vật liệu lọc nổi và được xả ra ngoài khi mở van xả D100 ở đáy bình lọc thô.</p> <p style="text-align: justify;">Trong bể lọc cát, nước đi qua lớp cát lọc từ trên xuống dưới lớp cát, chảy qua sàn thu đục lỗ, theo ống D100 chảy lên ngăn trên của bình lọc cát. Ống thu nước sạch được thiết kế phía gần miệng bình lọc, nước sạch dâng lên đến miệng bình lọc cát chảy vào ống dẫn, chảy xuống bể chứa nước sạch.</p> <p style="text-align: justify;">Dung dịch Javen để khử trùng được đưa vào giai đoạn dẫn nước sạch vào bể chứa.</p> <p style="text-align: justify;">Hàng năm, chi phí bảo dưỡng, thay vật liệu lọc hết khoảng 2,1 triệu đồng/năm.</p> <p style="text-align: justify;"> </p> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Gần 3.000 dân vùng cao Điện Biên dùng nước xử lý từ hang đá vôi
Nước được hút từ khoảng cách 500m, lên độ cao 20m qua bộ phận lọc, khử trùng đảm bảo đúng tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
Sa mạc Sahara ngập nước, hé lộ bí ẩn động trời từ xa xưa
Sa Sahara - Sa mạc lớn nhất thế giới với diện tích hơn 9 triệu km², không chỉ nổi tiếng với những cồn cát khổng lồ và điều kiện khắc nghiệt mà còn ẩn chứa nhiều bí ẩn lịch sử và tự nhiên.
'Thần mộc' quý hiếm nhất thế giới, Việt Nam tự hào sở hữu
Loài cây quý hiếm này hiện có nguy cơ tuyệt chủng và được người dân bảo vệ nghiêm ngặt.
Dự đoán ngày mới 5/11/2024 cho 12 con giáp: Sửu hòa đồng, Thân tự phụ
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Sửu hòa đồng nên có nhiều mối quan hệ xã giao. Trong khi đó, người tuổi Thân "trả giá đắt" vì tính tự phụ.
Kia Tasman 2025: Thiết kế cực "dị"
Mẫu xe bán tải đầu tiên của Kia mang tên Tasman chính thức vén màn hôm 29/10. Thiết kế của Kia Tasman khá lạ mắt, đặc biệt là phần đầu xe và vòm bánh xe.
Hình ảnh những nhà quân sự nổi tiếng nhất thế giới cổ đại
Những nhân vật này đã ghi danh vào lịch sử nhờ vào chiến lược, tài thao lược, và khả năng chỉ huy quân sự xuất sắc, ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử của thế giới cổ đại.
Quan niệm của người xưa thế nào về hiện tượng bóng đè?
Hiện tượng bóng đè đã được con người ghi nhận từ hàng nghìn năm trước, nhưng do chưa có lời giải thích khoa học, nó được lý giải qua nhiều cách độc đáo và đầy bí ẩn trong lịch sử.
Khám phá lâu đài mất hơn 130 năm mới hoàn thành
Nằm ở Ba Lan, lâu đài Malbork là công trình tráng lệ được xây dựng theo phong cách Gothic. Sau 132 năm thi công và sử dụng khoảng 30 triệu viên gạch, lâu đài Malbork hoàn thành với nhiều điểm nhấn đặc biệt.
Phát hiện nóng hổi về sinh vật 'bất tử', chuyên gia tuyên bố câu chấn động
Việc giải mã gen của một loài tardigrade (gấu nước) hé lộ loài sinh vật sức sống "bất tử" này có hệ thống phòng thủ tinh vi, vừa bảo vệ DNA khỏi tổn thương do bức xạ, vừa sửa chữa các đứt gãy nếu xảy ra.
Loài cây quý hiếm, chỉ có tại Việt Nam: Giá đắt 'xắt ra miếng'
Sâm Ngọc Linh là loài cây đặc biệt quý hiếm, giá từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng, đặc biệt có những củ sâm giá lên tới tiền tỷ.
Vì sao màn hình xanh chết chóc phủ bóng Windows 11 24H2?
Bản cập nhật Windows 11 24H2 đang khiến người dùng lo lắng khi cài đặt, nâng cấp. Hệ điều hành mới nhất của Microsoft khiến hàng loạt máy rơi vào tình trạng "Màn hình xanh chết chóc".
Khám phá 15 đặc điểm trái ngược cực thú vị giữa mèo và chó
Mèo và chó là hai loài thú cưng phổ biến nhất, nhưng chúng có nhiều điểm khác biệt về hành vi, nhu cầu, và tính cách. Sau đây là 15 điểm đối lập thú vị giữa mèo và chó.