Cung đường trọng điểm về kinh tế
Đồng thời, trên tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, dự án sẽ được thực hiện từ Km0 + 000 – Km62 + 430 và đoạn đường DT743A, với mức đầu tư dự kiến 9.623 tỷ đồng và giải phóng mặt bằng là: 1.238 tỷ đồng. Trong đó, 6 cầu vượt bao gồm: QL 1A dài 163m, QL 13 dài 300,68m, cầu vào khu ICD TBS – Tân Vạn dài 143m, các cầu vượt đường Phạm Ngọc Thạch; cầu vượt ĐT741; cầu vượt nút giao XE1 Khu công nghiệp Mỹ Phước dài 282,75m. Có 6 hầm chui trên tuyến chính gồm nút giao với đường Tạo lực tại Km19+143, nút giao đường Võ Văn Kiệt tại Km25+300, đường NE2 - KCN Mỹ Phước tại Km33+840, đường NA3 - Khu công nghiệp Mỹ Phước tại Km36+660, đường N4 tại Km51+630, vòng xoay tại Km53+120; hầm chui đường ngang gồm 15 hầm; cầu vượt người đi bộ 28 cầu; đường gom dân sinh 7 đoạn. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết:” Công tác quy hoạch của tỉnh Bình Dương thời gian qua đã triển khai rất tốt, góp phần quan trọng trong sự phát triển của Bình Dương. Cùng với tuyến quốc lộ 13, đường Mỹ Phước - Tân Vạn trở thành tuyến đường trục chính, quan trọng của tỉnh trong việc kết nối, lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Hiện nay, tuyến đường đã quá tải về lưu lượng xe, gây ùn tắc giao thông. Vì vậy, việc đầu tư, nâng cấp tuyến đường này là rất cần thiết.”
Chỉ đạo từ chính phủ khẩn trương thực hiện
Theo các chuyên gia đánh giá việc hợp lực để thực hiện dự án có ý nghĩa nghĩa tiên phong tạo đòn bẩy để phát triển kinh tế cho cả vùng Đông Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ và các khu vực lân cận nói chung.
Trong ý nghĩa kết nối nội vùng thì việc xây dựng tuyến đường quan trọng này nhằm chuyên vận chuyển hàng hóa cho khu vực Đông Nam Bộ để biến Bình Dương thành tỉnh Trung tâm trong việc vận chuyển hàng hóa từ vùng nguyên liệu đến các cảng, sân bay, nhà máy, xí nghiệp. Cụ thể hóa được thực hiện như sau: Vành đai 3 – TP. Hồ Chí Minh, với các trục giao thông trọng yếu khác như: QL1, QL1K, đường Hồ Chí Minh. Ông Trần Bá Luận, giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương chia sẻ, đường Mỹ Phước Tân Vạn cần được phát huy vai trò kết nối vùng, cải thiện cơ sở hạ tầng – giao thông công cộng cho tỉnh Bình Dương.
Việc hình thành các tuyến xe buýt kết nối tỉnh Bình Dương với TP. Hồ Chí Minh chạy theo tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn sẽ là một giải pháp về giao thông liên kết chặt chẽ với các dự án kinh tế trọng điểm khác: Bến xe Miền Đông mới, dự án metro Bến Thành - Suối Tiên. Trong đó, riêng dự án metro Bến Thành – Suối Tiên sẽ kết nối chặt chẽ 2 tỉnh Bình Dương – Đồng Nai. Riêng Bình Dương thì dự án này sẽ chạy dọc theo tuyến đường: Mỹ Phước – Tân Vạn.
Dự án xây dựng cầu Bạch Đằng 2 của tỉnh Bình Dương bắc qua sông Đồng Nai đã hể hiện được tầm nhìn chiến lược của tỉnh trong việc chuẩn bị “đón” dự án sân bay Long Thành. Với chi phí xây dựng hơn 500 tỷ giữa Đồng Nai – và Bình Dương thì dự án này là điểm nhấn mới, cửa ngõ mới kết nối Bình Dương, sân bay Long Thành và Bình Phước, Tây Ninh. Tạo đà kinh tế vững chắc cho việc kết nối sân bay Long Thành – Vũng Tàu. Đồng thời, việc xây dựng các dự án cảnh quan trên tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn - hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2020 định hướng đến năm 2030 của UBND Tỉnh Bình Dương.