Đừng lấy văn học nghệ thuật làm "vỏ bọc" để đả phá công cuộc chống dịch

Sự nguy hiểm của thông tin xấu độc được nhân lên khi nó ẩn mình trong “áo khoác” của văn học nghệ thuật, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch nói riêng.

Từ xưa đến nay, văn học nghệ thuật với các hình thức thi ca, nhạc họa, phim ảnh…luôn được giới văn nghệ sĩ sử dụng như cách để hướng công chúng tới một xã hội tốt đẹp với chân-thiện-mỹ, bảo vệ sự thật, tránh xa cái xấu, cái ác.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, không ít đối tượng lợi dụng mạng xã hội và môi trường Internet, đưa lên đó những sản phẩm mượn mác văn học nghệ thuật với mục tiêu đả phá thành quả chống dịch Covid-19, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đáng tiếc là một bộ phận công chúng hời hợt, nhẹ dạ cả tin lại chia sẻ những “sản phẩm lỗi” này như một cách tiêu khiển, giải trí giữa mùa dịch, phủ nhận công sức đóng góp của những người tham gia chống dịch.

Chẳng hạn như vụ việc cô gái khoe trên mạng xã hội được tiêm vaccine Pfizer nhờ "ông ngoại", một nhạc sĩ có chút tiếng tăm đã vội viết trên mạng xã hội một loạt bài công kích về cái gọi là "đặc quyền, đặc lợi" trong các bệnh viện rồi phát đi lời kêu gọi thành lập Hội những người không có "ông ngoại", hay thông tin 30 người dân nghèo đi bộ từ Bình Định về quê ở Quảng Ngãi đã được một nhà văn đưa lên trang facebook cá nhân kèm những thông tin mập mờ, xuyên tạc rồi lên giọng cho rằng, đó là lỗi hệ thống. Hay, chỉ riêng việc siết chặt giấy đi đường ở Hà Nội để nâng cao hiệu quả chống dịch, đã được một kẻ đội lốt nhà báo lộng ngôn kết luận "một chính quyền phản động". Thêm vào đó, một số người được xem là người của công chúng còn đặt vè, sáng tác thơ, tranh đả kích mang tính châm chọc, thiếu lành mạnh, không mang tính xây dựng.  

Phóng viên VOV phỏng vấn TS Hà Sơn Thái – giảng viên Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) về vấn đề này.

PV: Có một bộ phận người sử dụng mạng xã hội “đột lốt” nhà văn, nhà báo để bôi nhọ sự thật, kích động dư luận chỉ để thỏa mãn cái tôi cá tính của họ, thưa ông?

Ông Hà Sơn Thái: Theo tôi, thỏa mãn cái tôi cá tính của họ chỉ là một khía cạnh của một vấn đề, khía cạnh khác khá nguy hiểm là không ít trong số đó là những con người thật, họ là những nhà văn, nhà báo, họ từng có những tác phẩm được công chúng ít nhiều biết đến, có lượng người theo dõi, tương tác trên mạng xã hội rất lớn.

Họ thoái hóa, biến chất, thậm chí “trở cờ” để bôi nhọ, bóp méo sự thật, gây kích động dư luận xã hội. Chúng ta cũng không thể loại trừ những hành vi nối giáo cho giặc của những kẻ cơ hội chính trị trong nước, thậm chí cả các thế lực thù địch ở nước ngoài. Tôi cho rằng, họ không chỉ có mục đích giải trí mà là mục đích chống phá.

PV: Phải chăng hành vi vừa nêu là biểu hiện lợi dụng tự do ngôn luận để tung ra những tác phẩm văn học nghệ thuật lệch lạc, thưa ông?

TS Hà Sơn Thái: Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là đề cao tự do ngôn luận và đã được hiến định, pháp định. Tuy nhiên, theo tôi, hành vi này không dừng lại ở biểu hiện tự do ngôn luận đơn thuần mà còn là hành vi vi phạm quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đã được quy định rõ tại các điều 4, 5 trong Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mà Quyết định số 874 của Bộ TT&TT mới ban hành; đồng thời cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Trên thực tế, nhiều văn nghệ sĩ đã bị cơ quan chức năng mời làm việc và tiến hành xử phạt hành chính vì những vi phạm của họ.

PV: Trong bối cảnh cả nước đang tập trung mọi nguồn lực cho chống dịch, có những thứ chưa từng xảy ra, chưa từng có tiền lệ khiến nhiều nơi vừa làm vừa rút kinh nghiệm, theo ông, những tác phẩm “đột lốt” văn học nghệ thuật như thế khi trở thành luồng thông tin xấu độc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công tác phòng chống dịch và những lực lượng trên tuyến đầu chống dịch?

TS Hà Sơn Thái: Luồng thông tin xấu độc, tự bản thân nó đã nguy hiểm như tên gọi của nó. Sự nguy hiểm của thông tin này được nhân lên khi nó ẩn mình trong “áo khoác” của văn học nghệ thuật vốn dễ đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, lại được sự cộng hưởng từ sự phát tán rất nhanh, rất mạnh, rất rộng của mạng xã hội khiến thông tin xấu độc này càng trở nên nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng chống dịch của cả nước và đến lực lượng tuyến đầu chống dịch nói riêng.

Tuy nhiên, có thực tế là lực lượng trên tuyến đầu chống dịch họ là những người tiêu biểu trong đội ngũ, đó là những thầy thuốc, cán bộ, chiến sĩ của quân đội và công an, họ không có thời gian để theo dõi những thông tin xấu độc đó vì khối lượng công việc khổng lồ mà họ phải làm liên tục trong thời gian dài chống dịch với cường độ cao.

Hơn thế nữa, họ là những người xung phong lên tuyến đầu chống dịch với tư tưởng thông, trách nhiệm rất cao, họ sẵn sàng hy sinh vì sức khỏe của nhân dân. Do đó, tác động trực tiếp của những thông tin xấu độc thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật hầu như rất ít.

Tuy nhiên, tác động gián tiếp đối với họ lại rất lớn, như sự thiếu hợp tác trong phòng chống dịch của một bộ phận nhân dân thiếu thông tin lại bị ảnh hưởng tiêu cực của những sản phẩm lỗi mà các văn nghệ sĩ biến chất và những kẻ giả danh văn nghệ sĩ gây ra. Nặng thì bị xúc phạm danh dự, xâm phạm thân thể bởi những đối tượng quá khích gây nên.

Những người chịu tác động của mạng xã hội, thường họ không trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch nhưng sự chia sẻ của họ trên mạng xã hội sẽ tạo nên tâm lý lan tỏa không bình thường, thậm chí gây ra những hệ lụy đau lòng.

PV: Chung tay cùng với đất nước trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, đó là sứ mệnh của các văn nghệ sĩ từ xưa đến nay. Trong bối cảnh hiện nay khi dịch Covid-19 đang reo rắc những hệ lụy rất lớn, những người sáng tạo văn hóa nghệ thuật cần nâng cao trách nhiệm của mình như thế nào, thưa ông?

Ông Hà Sơn Thái: Tôi xin trích lại lời của Bác Hồ trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa ngày 10/12/1951: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật cũng có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh... Để làm trọn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng. Nói tóm tắt là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết".

Theo tôi, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, những người sáng tạo văn học nghệ thuật, nhất là những người tham gia mạng xã hội hơn bao giờ hết cần quán triệt và thực hiện lời dạy trên của Bác Hồ với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Công tác phòng chống dịch trong điều kiện hiện nay, mọi lực lượng, trong đó có lực lượng văn nghệ sĩ cần hướng tới nghệ thuật vị nhân sinh. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn từ rất sớm.

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, điều mà các văn nghệ sĩ chân chính cần hướng tới là sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật cổ vũ tinh thần chống dịch của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đặc biệt là cổ vũ những tấm gương tiêu biểu hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của nhân dân, nhất là lực lượng tuyến đầu chống dịch.

PV: Theo ông, mỗi người dân, nhất là cán bộ, đảng viên phải làm gì để không tiếp tay, không lan tỏa những nội dung thông tin độc hại ẩn dưới vỏ bọc tác phẩm văn học nghệ thuật?

TS Hà Sơn Thái: Có nhiều cách để cán bộ, đảng viên không tiếp tay, lan tỏa những nội dung độc hại dưới vỏ bọc tác phẩm văn học nghệ thuật. Ngoài những thiết chế, công cụ quản lý Nhà nước về văn học nghệ thuật và thông tin mạng, ngoài những giải pháp kỹ thuật công nghệ, theo tôi cách tốt nhất là chúng ta tự trang bị cho mình những tri thức toàn diện để nhận diện, đấu tranh có hiệu quả với thông tin độc hại ẩn dưới vỏ bọc tác phẩm văn học nghệ thuật. Đầu tiên là phải giữ thói quen không tìm từ khóa “nhạy cảm”, không tương tác với những tác phẩm xấu độc trên mạng xã hội.

PV: Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Chúng ta đầu tư phát triển văn học nghệ thuật, bảo vệ văn hóa lành mạnh cũng sẽ tạo ra sức mạnh đẩy lui những thứ văn hóa nghệ thuật đội lốt, giả hiệu. Quan điểm của ông như thế nào?

TS Hà Sơn Thái: Đây cũng là chủ trương mà Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định; là một trong những chủ trương lớn mà chúng ta cần tiếp tục thực hiện đúng tinh thần lời dạy của Bác Hồ: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi; phương châm phát triển văn hóa của dân tộc ta đó là lấy cái đẹp dẹp cái xấu.

Đối với mạng xã hội, nếu chúng ta bán nhiều hàng hoa, lan tỏa nhiều hương hoa thì tự nhiên hương thơm sẽ lan tỏa. Theo đó, tích cực lan tỏa các thông tin chính thống, thông tin tốt đẹp, đặc biệt là gương người tốt, việc tốt, tập thể tốt nói chung và trong phòng chống đại dịch Covid-19 nói riêng.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo vov.vn
Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực trong hai vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn gần đây cho thấy, đồng tiền, lòng tham đã làm lu mờ phẩm chất, sự liêm chính dẫn đến sa ngã trước những “viên đạn bọc đường”.
Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Sản phẩm Bath Gel - MM Professional (chai 35ml, số lô 19/10/2023; ngày sản xuất 19/10/2023) của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Mỹ Nguyên (Công ty Mỹ Nguyên) bị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.
back to top