Dùng bình gas mini, thanh niên bị đứt, dập bàn tay

(khoahocdoisong.vn) - Mùa đông, món lẩu tại nhà hoặc các nhà hàng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, sử dụng bình gas mini để nấu có thể đưa đến những tác hại vô cùng nghiêm trọng.

Tối ngày 2/1/2019, Bệnh viện TWQĐ 108 tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng phần mềm bàn tay bị bầm dập nặng. Các ngón bị đứt lìa, toác hết phần thịt, cơ ở bàn tay.

Theo lời bệnh nhân kể, lúc khoảng 20 giờ ngày 2/1/2019, bệnh nhân đang ăn lẩu, thì hết gas. Sau khi anh thay bình gas mini được vài phút thì bị nổ, gây vết thương bàn tay trái. Ngay lập tức, bệnh nhân được băng cầm máu vết thương và chuyển cấp cứu Bệnh viện TWQĐ 108.

Qua quá trình thăm khám, bác sĩ Vũ Hữu Trung – Khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật nhận định bệnh nhân bị tổn thương vết thương phức tạp, dập và lóc da, bầm dập nặng phần mềm bàn tay, dập nát ngón I, V và đốt 2,3 ngón IV; gãy hở nền xương đốt 1 ngón III, IV.

Hiện tại, bệnh nhân đã qua xử trí cắt lọc vết thương, tạo mỏm cụt ngón V; đốt 1 ngón I và ngón IV và khâu da định hướng. Bệnh nhân sẽ tiếp tục được thay băng, chăm sóc vết thương; dự phòng và xử trí hoại tử thứ phát sau đó từng bước làm liền vết thương.

Bệnh viện TƯQĐ 108 hầu như năm nào cũng điều trị một vài trường hợp nổ bình gas mi ni, nhất là dịp cuối năm khi người dân dùng nồi lẩu nhiều. Khi bình gas mini phát nổ rất dễ gây thương tích, thậm chí thương tích nặng như trường hợp kể trên. Người dân nên cẩn trọng khi sử dụng bình gas mini, chọn gas có nhãn mác, bình gas mini chỉ được sử dụng một lần, sau đó được vứt bỏ vì tái sử dụng không an toàn.

Khi bị bỏng gas phải ngay lập tức tắt gas và di chuyển khỏi nơi khởi phát sự cố. Dùng nước sạch xối lên vùng da bị bỏng.

"Tuyệt đối không sử dụng những cách truyền miệng như bôi nước mắm, kem đánh răng lên vết bỏng vì có thể gây nhiễm trùng, hoại tử nặng hơn"- bác sĩ nhấn mạnh.

Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top