<div> <p style="text-align: justify;"><strong>Khó cho ban soạn thảo và bộ ngành</strong></p> <p style="text-align: justify;">Bình luận về đề xuất đưa hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, theo ông Bình thì về bản chất, Luật Doanh nghiệp đã quy định một loại hình doanh nghiệp mà chính nó đã được thiết kế để thay thế cho hình thức hộ kinh doanh cá thể, đó là hình thức doanh nghiệp tư nhân. Nói cách khác, hình thức pháp lý dành cho hộ kinh doanh là đã có trong Luật Doanh nghiệp là đã có chứ không phải là chưa tồn tại.</p> <p style="text-align: justify;">“Vậy quy định thêm một loại hình doanh nghiệp nữa là hộ kinh doanh cá thể thì sẽ là một thách thức lớn đối với ban soạn thảo hoặc các nhà lập pháp đề giải trình về sự khác biệt giữa hình thức doanh nghiệp tư nhân hiện tại với hình thức doanh nghiệp là hộ kinh doanh cá thể (nếu như được đưa vào luật)?”, ông Bình nói. Đồng thời ông cho rằng cần đặt câu hỏi vì sao các chủ hộ kinh doanh cá thể đã không lựa chọn hình thức này mà đã lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể?</p> <p style="text-align: justify;">Điều này không chỉ khó cho ban soạn thảo mà còn khó cho cả hộ kinh doanh. Theo ông Bình, nếu được đưa vào luật sẽ có khoảng gần 5 triệu doanh nghiệp vốn đang yên ổn hoạt động phải đi đăng ký lại, khiến các hộ kinh doanh mất hàng chục triệu ngày công, hàng ngàn tỉ đồng mà họ chưa thấy được một lợi ích rõ ràng trong ngắn hạn từ việc đăng ký lại này.</p> <p style="text-align: justify;">Trao địa vị pháp lý cho hộ kinh doanh qua việc khẳng định hộ kinh doanh là một hình thức trong Luật Doanh nghiệp sẽ đặt ra nhiều câu hỏi cho các bộ ngành khác về cách thức tiếp cận hiện tại của các bộ, ngành này đối với hộ kinh doanh.</p> <p style="text-align: justify;">Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng không còn quy định về hộ kinh doanh và không còn ghi nhận hộ kinh doanh là một chủ thể trong giao dịch dân sự. Cũng từ nguyên tắc này, các đối tượng không phải là pháp nhân, như hộ kinh doanh sẽ không đủ tư cách chủ thể để tham gia các giao dịch dân sự, ví dụ như vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tương tự như vậy với các luật khác như Luật Sở hữu Trí tuệ hay là ngành thuế…</p> <p style="text-align: justify;">Ông Bình cũng cho rằng đưa hộ kinh doanh cá thể vào Luật Doanh nghiệp sẽ khiến các luật sư, chuyên gia tư vấn về khởi nghiệp, tư vấn thành lập doanh nghiệp lúng túng về câu hỏi: Đâu là sự khác biệt giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể)? Các quyền, lợi ích khác nhau như thế nào? Tại sao nên đăng ký là hộ kinh doanh cá thể chứ không phải là doanh nghiệp tư nhân?</p> <p style="text-align: justify;">“Nếu hộ kinh doanh được đưa vào Luật Doanh nghiệp chắc chắn sẽ là một “phát minh” riêng của Việt Nam. Thật sự là một điều vô cùng khó khăn để chúng ta tìm thấy một hình thức doanh nghiệp tương tự được quy định trong bất kỳ một luật công ty (company law) hay luật thành lập doanh nghiệp (incorporation law) ở bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới”, ông Bình nhấn mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">Ông còn cho rằng điều đó không những không giúp cho hệ thống pháp luật về doanh nghiệp của chúng ta rõ ràng hơn và minh bạch hơn, mà sẽ làm cho nó càng trở nên khác biệt hơn so với thông lệ quốc tế.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chính thức hóa không nhất thiết là chuyển đổi</strong></p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay phương pháp tiếp cận duy nhất của chúng ta đối với việc chính thức hóa là chuyển đổi các hộ kinh doanh kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp hay công ty. Nhưng cũng cần thừa nhận rằng trên thực tế có nhiều cá nhân không có nhu cầu thành lập công ty.</p> <p style="text-align: justify;">Tại nhiều quốc gia, hình thức cá nhân kinh doanh hết sức phổ biến và phù hợp. Các cá nhân kinh doanh này cũng đều được đăng ký, có mã số thuế và chịu các quy định về thuế khi đạt một ngưỡng doanh số nhất định.</p> <p style="text-align: justify;">Ví dụ như tại Úc, cá nhân kinh doanh nếu doanh thu dưới 75.000 đô la Úc sẽ phải xin đăng ký mã số kinh doanh ÚC (ABN), song sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân và được phép khấu trừ các chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh.</p> <p style="text-align: justify;">Các nỗ lực nhằm chính thức hóa hộ kinh doanh cá thể của Việt Nam cần khai thác thêm các hướng đi này nhằm tạo thêm sự lựa chọn nữa cho các hộ kinh doanh cá thể, thay vì chỉ có con đường duy nhất là chuyển đổi thành công ty hoặc doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.</p> <p style="text-align: justify;">Do đó, việc quy định hộ kinh doanh cá thể là một loại hình doanh nghiệp nhằm đảm bảo địa vị pháp lý của loại hình kinh doanh này, đồng thời ngay lập tức chính thức hóa hơn 5 triệu hộ kinh doanh, không phải là phương thức phù hợp và hiệu quả.</p> <p style="text-align: justify;">Ví dụ, Singapore mất nhiều thập niên với các chính sách kiên trì khác nhau, kết hợp cả bắt buộc, hỗ trợ và khuyến khích, để chính thức hóa các cá nhân và hộ kinh doanh bán hàng rong tại quốc đảo và đã đạt được những thành công đáng học tập.</p> <p style="text-align: justify;">Điều quan trọng là các biện pháp này luôn phù hợp với các nguyên tắc thị trường, hài hòa giữa lợi ích của người kinh doanh và lợi ích xã hội, bên cạnh một lộ trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của các hộ kinh doanh và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.</p> <div> <div> <p style="text-align: justify;"><strong>Khi chuyển thành doanh nghiệp thì "Chú Ba" chuyên thịt cày sẽ đổi tên ra sao?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo ông Nguyễn Như Chính là giảng viên Đại học Luật Hà Nội, Luật Doanh nghiệp chưa làm rõ được ranh giới giữa doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Với quy định hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp như hiện nay là hoàn toàn khó kiểm soát cũng như không có chế tài.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, theo ông với “nền kinh tế xe máy”, các cửa hàng, cửa hiệu mặt phố có số vốn đầu tư nhỏ, doanh thu ít thì mô hình kinh doanh “nhỏ hơn doanh nghiệp” rất phù hợp.</p> <p style="text-align: justify;">“Các ông, bà chủ không muốn và không có nhu cầu tổ chức hoạt động kinh doanh lớn hơn, việc bắt buộc họ phải hoạt động dưới quy mô doanh nghiệp là không hợp lý. Một số quốc gia gọi những đối tượng này (hộ kinh doanh) là 'thương nhân không đầy đủ'", ông Chính nói.</p> <p style="text-align: justify;">Do đó, biện pháp hợp lý là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại, bổ sung thêm những quy định về hộ kinh doanh liên quan tới kiểm soát tài chính, doanh thu chứ không phải số lượng người lao động.</p> <p style="text-align: justify;">Về kiểm soát tài chính, chuyên gia này cho rằng cần phải thực hiện đơn giản về chính sách thuế, thủ tục khai nộp thuế để người nộp thuế tự tính tự khai và tự nộp được thuế, minh bạch việc xác định doanh thu khoán và số thuế khoán phải nộp; giảm thiểu tối đa tình trạng “thông đồng, thỏa thuận” về mức thuế.</p> <p style="text-align: justify;">Song song đó cần phải có cơ chế hỗ trợ trong việc chuyển đổi như miễn, giảm chi phí, thực hiện đơn giản, gọn nhẹ… Tuy nhiên, thực tế nhiều hộ kinh doanh hiện nay lại cảm thấy vướng khó khắn nhất lại là về tên gọi sau khi chuyển đổi.</p> <p style="text-align: justify;">“Hàng chục năm họ hoạt động dưới tên gọi cửa hàng chú Ba - chuyên thịt cày, bia hơi Năm Râu, giờ chuyển đổi lên doanh nghiệp thì không biết đặt tên ra sao, có được giữ lại tên gọi cũ hay không? Tên doanh nghiệp, tên thương mại, biển hiệu kinh doanh là những vấn đề rắc rối với họ”, ông Chính nêu.</p> </div> </div> <p style="text-align: justify;"> </p> <p style="text-align: justify;"> </p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp là... 'phát minh' riêng của Việt Nam
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, đề xuất đưa loại hình hộ kinh doanh cá thể thành một hình thức doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp có thể gây khó cho rất nhiều đối tượng.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước
Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí… nguy hại sức khỏe người dân
Lớp học "đặc biệt" giữa lòng hồ Thác Bà cho những người từng lầm lỡ
Thực đơn đám cưới "độc lạ"ở Yên Bái
ĐBQH: Không vì chi phí mà thiếu tập trung an toàn đường sắt tốc độ cao
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm những tháng cuối năm
Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ dàng xâm nhập và trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất ATTP rất lớn.
ĐBQH: Cần chế tài mạnh hơn với hành vi lan truyền thông tin xấu độc
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn nữa mới đủ sức răn đe với hình thức lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Sân bay Long Thành thêm đường cất hạ cánh số 3
Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội và cần đi bằng "hai chân" thì mới giữ được vị thế.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Mong làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế trong quản lý quảng cáo TPCN tràn lan
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ những nắp cống lồi, lõm trên đường
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn tồn tại hàng chục nghìn nắp cống thoát nước, cáp viễn thông... được lắp đặt dưới lòng đường, trong đó nhiều cái qua thời gian cùng sự tác động của sức nặng phương tiện, đã bị hư hỏng, kênh vênh, lồi lõm.
Temu lần 2 bị cáo buộc lừa đảo
Ủy ban châu Âu, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia châu Âu phát hiện Temu có các hoạt động bất hợp pháp như thổi phồng giảm giá và đánh giá sản phẩm.