Dữ liệu cá nhân nào không nên lưu trữ trên điện thoại?

Không chỉ giúp chúng ta liên lạc, giải trí, smartphone đang dần thay thế được nhiều vật dụng khác như ví, giấy tờ tùy thân,… Tuy nhiên, điện thoại cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về vấn đề bảo mật nếu bạn lưu trữ nhiều thông tin cá nhân.

Ảnh và video cá nhân

Điện thoại là nơi lưu trữ rất nhiều ảnh và video cá nhân của bạn. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào cũng có thể chia sẻ với người khác. Nếu bạn có những bức ảnh riêng tư, cá nhân thì cách tốt nhất là nên xóa trên điện thoại.

Thay vào đó, bạn có thể lưu trữ hình ảnh và video cá nhân trên đám mây hoặc máy tính. Bạn cũng có thể sử dụng các app bảo vệ để đặt mật khẩu cho những nội dung này.

Ngoài ra, người dùng cũng nên bỏ thói quen chụp và lưu lại hình ảnh của thẻ tín dụng, các loại giấy tờ tùy thân trên thiết bị. Việc này vô tình tạo điều kiện cho kẻ gian có thêm thông tin để đánh cắp tiền hoặc giả mạo danh tính.

Tài khoản ngân hàng trực tuyến

Với sự phát triển của công nghệ, người dùng có thể tiến hành thanh toán hóa đơn, mua hàng, chuyển khoản cho bạn bè, người thân ở bất cứ đâu mà không cần phải ra trực tiếp ngân hàng.

Tuy nhiên, người dùng nên đặt mật khẩu cẩn trọng và không lưu trữ trên điện thoại. Trong trường hợp mất cắp điện thoại, tài khoản ngân hàng cũng không bị lộ.

Địa chỉ nhà

Lưu trữ địa chỉ nhà trên các ứng dụng điều hướng (bản đồ) hoặc đặt xe sẽ giúp việc di chuyển thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, nếu kẻ trộm lấy được điện thoại, họ có thể biết được địa chỉ nhà riêng, cơ quan. Đồng thời, chúng biết được lộ trình di chuyển, thói quen, thời điểm ra khỏi nhà,… từ đó tìm cách đột nhập vào nơi ở của bạn.

Mật khẩu

Mật khẩu là một trong những phương thức bảo vệ dữ liệu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen lưu lại mật khẩu của các tài khoản, ứng dụng mà không có biện pháp bảo mật. Dù tiện dụng, nhưng nếu máy bị mất cắp, nó sẽ là cơ hội để kẻ xấu có thể lấy toàn bộ tài sản của bạn, như tiền bạc trong ví điện tử chẳng hạn.

Để khắc phục vấn đề, bạn nên sử dụng các ứng dụng quản lý mật khẩu như Bitwarden, 1Password, LastPass,… giúp tạo ra các mật khẩu mạnh bảo vệ thiết bị.

Dữ liệu cá nhân nào không nên lưu trữ trên điện thoại? ảnh 2

Dấu vân tay

Dấu vân tay là một phương thức bảo mật phổ biến cùng với nhận diện khuôn mặt (Face ID). Dù tiện dụng, đó vẫn chưa phải giải pháp tốt nhất để giữ an toàn cho thiết bị. Bởi lẽ, có rất nhiều cách để kẻ xấu có thể tạo dấu vân tay giả của người dùng. Với những kẻ manh động hơn, họ có thể trực tiếp ép người dùng mở khóa thiết bị và tiến hành lấy tài sản.

Vì thế, phương thức tốt nhất vẫn là tự nhớ mật khẩu, tạo mã PIN hay các hình vẽ khó nhìn.

Khuôn mặt của bạn

Việc sử dụng khuôn mặt để mở khóa điện thoại cũng có những rủi ro. Một số báo cáo cho thấy, việc này sẽ kém an toàn hơn so với việc sử dụng mật khẩu.

Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng khuôn mặt làm bảo mật. Bạn cũng nên bật chế độ yêu cầu mở mắt hoặc nháy mắt khi sử dụng tính năng để tăng độ an toàn./.

Dữ liệu cá nhân là gì?

Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.

Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Theo Đời sống
Những bí mật chưa từng biết về loài rắn

Những bí mật chưa từng biết về loài rắn

Trong mắt nhiều người, rắn là một loài vật nguy hiểm và đáng sợ. Tuy nhiên, những khám phá mới mẻ về loài rắn dưới đây cho thấy thế giới của loài này vẫn còn nhiều điều bí ẩn và thú vị mà con người chưa từng biết đến.
back to top