<div> <div> </div> <p class="t-j" style="text-align: justify;"><strong>Dự báo BĐS năm 2021 sẽ tăng thêm 10%</strong></p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Đây là nhận định được ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam đưa ra tại Tọa đàm "Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới" vừa diễn ra ngày 5/1.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Nhìn lại năm 2020, ông Đính cho biết, dịch bệnh Covid-19 ảnh hướng đến thị trường BĐS khiến thị trường suy giảm, làm yếu lực cầu. Đầu năm 2020 thị trường đóng băng, hạ tầng du lịch BĐS gần như bất động. Năm 2020, mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp tháo gỡ trong đó ban hành Nghị định 24 và 146. Chỉ định ban hành các quy định pháp lý cho căn hộ du lịch (condotel) nhưng chỉ tháo gỡ được một phần. Vướng mắc về pháp luật đã cản trở nguồn cung, tạo khó khăn kép cho thị trường.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Dự báo nhà đất tiếp tục tăng giá, đầu cơ găm hàng chờ 'ăn đậm'?" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/06/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_bds-2021-vietnamnet-1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: center;"><em>Tọa đàm "Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới" đặt ra nhiều vấn đề của thị trường BĐS 2012</em></td> </tr> </tbody> </table> <p class="t-j" style="text-align: justify;">6 tháng cuối năm mặc dù có hai đợt dịch bùng phát nhưng thị trường BĐS vẫn thể hiện sự phát triển mạnh khi nguồn cung mới đạt 60.000 sản phẩm, tương đương 67,5% so với 2019 đây là con số ấn tượng so với năm 2019. Lực cầu tuy giảm nhưng lực cầu đầu tư F0 lại gia tăng.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">“Do đó, thị trường đã ghi nhận những con số ấn tượng, tỷ lệ hấp thụ tại TP.HCM đạt trên 80%, <span>giá BĐS</span> tại hàng loạt địa phương tăng có nơi tăng mạnh, BĐS du lịch mặc dù bị ảnh hưởng nhưng vẫn phát triển” – ông Đính nói.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Dự báo về thị trường BĐS trong năm 2021, vị Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng đây là năm đầu tiên các cấp chính quyền địa phương nhận nhiệm vụ mới sẽ là lực đẩy thúc đẩy thị trường, nguồn cung sẽ được bơm vào thị trường BĐS.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">“Năm 2021 khó có nguy cơ xảy ra khủng hoảng ảo hay bong bóng mà sẽ phát triển bền vững. Những dự án đồng bộ về hạ tầng có cơ hội khai thác kinh doanh tốt sẽ trở thành lực hút, đầu tư BĐS sẽ lan rộng ra những khu vực vùng núi, giá BĐS năm 2021 dự báo tăng 10% năm 2020. Cùng với đó, lãi suất ngân hàng có thể giữ mức 2020 sẽ dẫn đến kích thích đầu tư mạnh hơn” – ông Đính nhận định.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia chỉ ra những xung lực chờ đón thị trường bất động sản năm 2021 và nhiều năm tới.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Theo ông Lực, thứ nhất, thị trường đã điều chỉnh nhanh nhạy theo tình tình dịch bệnh cũng như đưa công nghệ vào bán hàng. Toàn cảnh ngành bất động sản 2021 dự báo khả quan với tăng trưởng kinh tế dự báo tăng 6,5-7%, và bình quân 10 năm tới có thể đạt 7%, nếu Việt Nam làm tốt các đột phá đã xác định cho giai đoạn tới.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Ngoài ra còn có vấn đề về pháp lý, là dịch chuyển chuỗi cung ứng và sản xuất đầu tư nước ngoài, giải ngân đầu tư công nhanh, chuyển đổi số.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Ông Lực cho rằng, với <span>kinh doanh BĐS</span>, chuyển đổi sốt vô cùng tốt và nhanh. Công nghệ tạo ra một hệ sinh thái mới với cơ hội tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Xung lực cuối cùng là lãi suất. "Đây là thời điểm lãi suất thấp nhất trong 15 năm qua. Các hộ gia đình, người trẻ sẽ thuận lợi để mua nhà, hay đầu tư", ông nói.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Tuy vậy, thị trường vẫn chứng kiến 3 rủi ro về pháp lý, dịch bệnh chưa kết thúc và đòn bẩy tài chính. "Dù nhà đầu tư Việt Nam đã quen với những vấn đề trên nhưng vẫn cần thận trọng. Bởi ở thời điểm này, thị trường như bước sang một trang mới", ông Lực tổng kết.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;"><strong>Khơi thông điểm nghẽn pháp lý</strong></p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Vấn đề thể chế pháp luật cũng là điểm nóng bàn luận tại toạ đàm. Trên quan điểm cá nhân, GS.TS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng đây là mối quan tâm chung của cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">"Thị trường bất động sản Việt Nam bị tác động bởi thể chế trước cả khi Covid-19 tới. Trong 2 năm 2019 và 2020, số dự án tại TP.HCM và Hà Nội giảm đi 10 lần ", ông Võ nói.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Nghị định 148 theo ông Võ vẫn chưa lấp đầy khoảng trống về pháp lý BĐS bởi chưa bao phủ hết những vấn đề của luật nhà ở, luật đất đai. Sự chồng chéo, lệch pha giữa những quy định khiến doanh nghiệp lưỡng lự.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">“Rủi ro từ khách quan thì khó chế ngự nhưng rủi ro từ chủ quan (pháp luật) thì đơn giản hơn, tại sao ta vẫn luẩn quẩn, không thoát hẳn ra được”, ông Võ đặt câu hỏi.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Dự báo nhà đất tiếp tục tăng giá, đầu cơ găm hàng chờ 'ăn đậm'?" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/06/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_bds-2021-gs-dang-hung-vo-vietnamnet.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: center;"><em>Theo GS.TS Đặng Hùng Võ cần thay đổi tư duy, khắc phục rủi ro về pháp lý để thúc đẩy thị trường bất động sản</em></td> </tr> </tbody> </table> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Theo ông Đặng Hùng Võ, thị trường bất động sản vẫn có sức sống tốt. Đến năm 2021, cơ hội phát triển là lớn nhưng rủi ro cũng cao.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">“Cuối năm 2020, cung giảm hơn cầu, giá bất động sản tăng mạnh. Do lệch nhau về cung cầu nên nguy cơ bong bóng thị trường là rất lớn, nhất là khi nhiều nhà đầu cơ bất động sản đang găm hàng chờ tăng giá”, ông Võ nhận định.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Muốn có động lực mới từ 2021 trở đi, câu chuyện sửa luật để bù lấp khoảng trống cần mạnh tay hơn. Ông Võ cho rằng, cơ hội cho năm 2021 là lớn nhưng <span>rủi ro pháp lý</span> vẫn kề cận, dễ làm hỏng thị trường, cơ hội. Theo ông Đặng Hùng Võ đây là những rủi ro chủ quan nên cần thay đổi tư duy, khắc phục rủi ro về pháp lý để thúc đẩy thị trường bất động sản.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cũng cho biết, các điểm nghẽn lớn nhất đối với thị trường BĐS là pháp luật, cơ sở hạ tầng. Ông Châu cũng có chung quan điểm với ông Đặng Hùng Võ về vấn đề chậm trễ của luật cũng như những bất cập trong vấn đề pháp lý cho thị trường bất động sản.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Theo ông Châu, năm 2020 đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng cơ chế pháp lý cho lĩnh vực này. Ông Châu cho rằng, Nghị định 148 có quy định đối tượng miễn tiền sử dụng đất, thuê đất cũng là tháo gỡ về thủ tục. Hiện Chính phủ đang sửa đổi Nghị định 100, Đề án phê duyệt nhà thương mại giá thấp 25 triệu/m2 sớm được Chính phủ phê duyệt cũng sẽ tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trên thị trường BĐS trong thời gian tới.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Nhận định về năm 2021, ông Lê Hoàng Châu cho biết vấn đề của thị trường vẫn là thừa hàng cao cấp thiếu hàng bình dân. Bên cạnh đó là điểm nghẽn thể chế pháp luật.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">“Điểm nghẽn này cần phải được thông và đây là mấu chốt. Chúng tôi cũng coi đây là trọng điểm. Thực tế tháng 6/2020, khi luật Xây dựng sửa đổi được thông qua, luật Đầu tư được sửa đổi thì mọi thứ thông thoáng hơn”, Chủ tịch HoREA nói.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;"><strong>Dòng tiền chảy về đâu?</strong></p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Bàn về cuộc đua giữa 2 kênh đầu tư được quan tâm thời gian qua là chứng khoán và BĐS, trao đổi tại buổi toạ đàm, TS. Nguyễn Đức Hưởng - Cựu Chủ tịch LienVietPostBank cho rằng, chứng khoán sẽ giảm trong năm 2021, dù vẫn đang tăng trong giai đoạn hiện tại. Nguyên nhân là do các hoạt động giãn nợ vay vốn ngân hàng trong năm 2020 sẽ bắt đầu ảnh hưởng sau một năm.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Dự báo nhà đất tiếp tục tăng giá, đầu cơ găm hàng chờ 'ăn đậm'?" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/06/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_bat-dong-san-vung-ven-vietnamnet.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: center;"><em>Các nhà đầu tư, nên bám sát các chính sách vĩ mô của nhà nước, theo sát các chính sách hỗ trợ.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p class="t-j" style="text-align: justify;">“Trong cuộc đua bất động sản và chứng khoán, chứng khoán đang thắng cuối năm 2020 nhưng sau tháng 1/2021, chứng khoán sẽ giảm và BĐS sẽ tăng nhanh” – ông Hưởng nêu ý kiến.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Cũng theo ông Hưởng, phân khúc như <span>BĐS vùng ven</span> Hà Nội, TPHCM sẽ bật dậy mạnh mẽ sau một thời gian dài trầm lắng. Cùng với đó phân khúc nhà vừa túi tiền, nhà trung bình sẽ tăng giá nhanh. Đặc biệt, BĐS du lịch sẽ bật lên mạnh mẽ trong năm 2021 sau khi Covid-19 được kiểm soát. Cùng với đó BĐS công nghiệp vẫn là một mảng sáng của thị trường.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">“Bằng kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng giai đoạn này là giai đoạn tốt nhất cho vay mua nhà đất, giá cho vay mua nhà đất đang thấp chưa từng có” – ông Hưởng nói.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Về bất động sản ven đô, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group cho rằng đã có nhiều thay đổi. Giá nhà lên cao và nguồn cung giảm khiến cơ hội giành cho người mua nhỏ lẻ đã không còn nhiều. Việc người dân chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân thay vì công cộng để giảm ảnh hưởng của dịch bệnh cũng khiến đất vùng ven được quan tâm.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Theo ông Tuyển, hiện nay những "tay to" đầu tư trên thị trường chủ yếu đến từ Hà Nội và TPHCM đang ở trạng thái bảo toàn vốn. Họ đã lãi lớn và rút khỏi những thị trường Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc từ trước khi thị trường lao dốc. Nguồn vốn của họ đang rất nhiều và chờ chực đầu tư tiếp.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">"Giá nhà là cuộc kết hôn giữa cung và cầu. Cầu lên thì giá tăng, mà cung lên thì giá giảm. Trong những tới hàng BĐS sẽ không ra ồ ạt nên mặt bằng chung là sẽ đi lên", ông Tuyển nhận định.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">Trong bài toán đầu tư năm 2021, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh khuyến nghị các <span>nhà đầu tư</span>, nên bám sát các chính sách vĩ mô của nhà nước, theo sát các chính sách hỗ trợ.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;">“2021 là năm tạo sự chuyển biến và mang sự ý nghĩa tích cực với nhân sự mới, cải cách quyết liệt. Việt Nam sẽ phải thể hiện xuất sắc trên trường quốc tế với các đối tác quan trọng, trong đó có Mỹ, khi một tổng thống mới đắc cử” – ông Thành nói.</p> <p class="t-j" style="text-align: justify;"> </p> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Dự báo nhà đất tiếp tục tăng giá, đầu cơ găm hàng chờ 'ăn đậm'?
Theo GS.TS. Đặng Hùng Võ, cuối năm 2020, bất động sản (BĐS) tăng giá do chênh lệch cung cầu nếu không quản lý tốt, nguy cơ bong bóng rất lớn nhất là khi hiện nay nhiều nhà đầu cơ bất động sản đang găm hàng chờ tăng giá.
“Tòa tháp quốc tế” gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng
Tiên phong kiến tạo chuẩn mực mới cho phong cách sống hiện đại
Dấu ấn khác biệt của VINAMILK với 16 năm là thương hiệu quốc gia
Căn hộ 3 phòng ngủ giữa nội đô mê mẩn khách mua nhà
Phú Quốc sắp có bệnh viện và quảng trường đẳng cấp quốc tế
Đèo Cả 'vỡ' phương án tài chính, ngụp lặn trong khoản vay nợ khổng lồ
CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) đang ngụp lặn trong khoản vay nợ tài chính khổng lồ đồng thời gặp khó khăn khi vỡ phương án tài chính.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance
Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance.
Tiên phong kiến tạo chuẩn mực mới cho phong cách sống hiện đại
Sức khỏe và tiện nghi công nghệ đang trở thành những ưu tiên hàng đầu của những người trẻ hiện đại và thành đạt. Bởi vậy, họ luôn khát khao tìm môi trường sống với hệ tiện ích Wellness-Smart để dễ dàng chạm tay vào lối sống này.
Thị trường căn hộ phía Đông Thủ đô nóng lên từng ngày
Sở hữu những lợi thế độc bản cùng tiềm năng tăng giá mạnh mẽ, The Paris - phân khu cuối cùng và đẳng cấp bậc nhất của tâm điểm thượng lưu The Metropolitan đang là tọa độ vàng hút các nhà đầu tư đổ về phía Đông Hà Nội.
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?
Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
Vì sao công ty D2D bị xử phạt hành chính về thuế 865 triệu đồng?
Theo quyết định xử phạt từ Tổng cục thuế - chi cục thuế tỉnh Đồng Nai có hiệu lực ngày 24/10/2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HoSE: D2D) đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp theo quy định.
Dự án chưa ‘thành hình’, Thành phố Amata Long Thành vẫn lãi tốt nhờ đâu?
Trong số các doanh nghiệp khu công nghiệp và đô thị tại Việt Nam, “hạt giống” nào là “gà đẻ trứng vàng” cho đại gia Amata Thái Lan?
Quý 3/2024, VNSteel (TVN) lỗ hơn trăm tỷ đồng
Trong quý 3/2024, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.698 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp của VNSteel ghi nhận gần 138 tỷ đồng, giảm mạnh 22% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp co hẹp lại còn 1,58%.
Tưng bừng đón tuổi 31, SHB dành hàng trăm nghìn quà tặng tri ân
Chào mừng kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình tri ân khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thân thiết với hàng nghìn phần quà đặc biệt tổng giá trị lên tới 6 tỷ đồng.
KCN Hố Nai bị phạt vì chiếm đất
Ngày 6/2/2024, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với CTCP Khu công nghiệp Hố Nai.
HoSE phát công văn nhắc nhở Rạng Đông Holding
Ngày 1/11, CTCP Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) nhận được văn bản nhắc nhở từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) về việc chậm nộp BCTC quý 3/2024.