Độc lạ đài thờ Champa bật mí đời sống đạo sĩ trong rừng rậm

Cuộc đời trầm tư mặc tưởng, ẩn náu trong rừng sâu, làm bạn với muông thú của các đạo sĩ Chăm theo Ấn Độ giáo nhiều thế kỷ trước bất ngờ được hé lộ thông qua những cảnh chạm quanh đài thờ Mỹ Sơn E1. 
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram
Được lưu giữ và trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo vật quốc gia Đài thờ Mỹ Sơn E1 có niên đại từ thế kỷ 12 – 13, là một hiện vật mang giá trị nghệ thuật nổi bật của vương quốc Champa cổ.
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-2
Được phát hiện ở thánh địa Mỹ Sơn, đài thờ này gồm 12 khối đá sa thạch ghép thành hình vuông, cao 65 cm, dài 353 cm, rộng 271 cm. Hiện vật được trang trí tinh xảo trên cả bốn mặt với hình tượng con người được thể hiện rất phong phú và sinh động
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-3
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Chăm – TS Trần Kỳ Phương (quản thủ của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng từ năm 1978 đến 1998), đài thờ Mỹ Sơn E1 chính là bức tranh liên hoàn khắc họa cảnh sinh hoạt của các đạo sĩ Ấn Độ giáo ẩn mình tu luyện trong rừng sâu.
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-4
TS Trần Kỳ Phương phân tích, với cách thể hiện hiện thực mạnh mẽ, đài thờ Mỹ Sơn E1 mô tả sức sống mãnh liệt trong đời sống thường nhật của các đạo sĩ trong tương quan với thiên nhiên dữ dội.
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-5
Chẳng hạn, để mô tả không khí linh thiêng của Ấn Độ giáo, người nghệ sĩ đã đặt các đạo sĩ trong tương quan với hai con vật khỏe nhất rừng là hổ và heo. Cả hai con vật được mô tả đang nô đùa biểu dương sức mạnh.
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-6
Chừng như nghệ sĩ muốn dùng sức mạnh ngoại hình của những con thú dữ có sức mạnh như cọp và heo rừng, dám sống tách khỏi bầy, để biểu tượng cho sức mạnh nội tâm của những ẩn sĩ trong rừng sâu, như kinh điển Ấn Độ giáo đã dạy: Chỉ có thần linh và thú dữ mới dám sống một mình.
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-7
TS Trần Kỳ Phương tiếp tục giải thích: Để minh chứng cho sức mạnh thần linh của những đạo sĩ, đài thờ mô tả rõ cảnh truyền đạo. Một tu sĩ giảng đạo cho tín đồ dưới vòm cây rậm rạp. Người nói trên môi nở một nụ cười cởi mở, tay phát một cử chỉ trình bày, ngồi ngay người, trang trọng.
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-8
Người nghe lưng đeo túi, như vừa từ phương xa tìm đến, khép nép ngồi trên hai chân quỳ gập lại, hai tay chắp lại thành kính, đôi mắt lim dim, lặng lẽ, chăm chú nghe lời giảng.
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-9
Những cảnh bên hông trái của đài thờ lại diễn tả các sinh hoạt có tính chất nhập thế của các đạo sĩ. Họ làm những việc thiện để giúp đời, vừa truyền đạo, vừa chữa bệnh cho tín đồ.
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-10
Đó là cảnh một đạo sĩ đang cầm phất trần dùng phép thuật để chữa bệnh. Cũng có cảnh đạo sĩ đang luyện linh đan. Tiếp theo là cảnh chữa bệnh bằng phương pháp xoa bóp.
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-11
TS Trần Kỳ Phương khái quát lại: Những cảnh chạm quanh đài thờ Mỹ Sơn E1 phản ánh đời sống tu hành của các đạo sĩ Chăm theo Ấn Độ giáo. Qua đó, người xem có thể hình dung được lối sống của họ.
Doc la dai tho Champa tai hien doi song dao si trong rung ram-Hinh-12
Đó là cuộc đời trầm tư mặc tưởng, ẩn náu trong rừng sâu, làm bạn với muông thú. Những cảnh chạm khắc tu sĩ trên đài thờ cũng ca ngợi sức mạnh nội tâm mà họ phải sống đơn độc mới tìm thấy...

Theo Đời sống
back to top