Doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp thiếu kỹ năng khó thành công

Chiến lược phát triển doanh nghiệp của TPHCM từ nay đến năm 2020, TPHCM sẽ đạt tới 500 nghìn doanh nghiệp vì chính quyền nơi đây cũng ưu tiên cho các chương trình khởi nghiệp. Tuy nhiên, hàng loạt khó khăn đặt ra như vốn, năng lực quản trị, kỹ năng, kinh nghiệm, nguồn nhân lực…đang cần được các doanh nghiệp thành công tư vấn hỗ trợ.
khởi nghiệp

“Thiếu kỹ năng quản trị và thiếu kiến thức pháp lý, khiến nhiều dự án khởi nghiệp đang gặp phải khó khăn”- Ông Lê Hải Châu, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Chu Việt, một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn phát triển doanh nghiệp đã nhận định như vậy khi nói về câu chuyện khởi nghiệp của các doanh nghiệp trẻ hiện nay.

Dễ thất bại

Trao đổi xung quanh những khó khăn hiện nay của các dự án startup, ông Lê Hải Châu cho rằng khó khăn lớn nhất là việc tổ chức kế hoạch và hiểu biết hệ thống pháp luật, pháp lý, cũng như quản trị điều hành.

“Khởi nghiệp tức là mở doanh nghiệp và làm doanh nhân. Khi bắt đầu nghĩ đến một sản phẩm đồng thời bạn đã phải tính đến việc đưa nó vào thị trường hoặc ngược lại từ thị trường nghĩ ra một sản phẩm, đây là tư duy của mỗi doanh nhân”- ông nói. Tuy nhiên, các startup của Việt Nam thường mang tính phong trào, tự phát theo tính cách ưa tìm tòi khám phá của các bạn trẻ mà thiếu đi những hoạch định chiến lược về kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.

Ông Châu lấy ví dụ, một doanh nghiệp cũng như một cỗ máy, người chủ doanh nghiệp giỏi, sẽ biết hết các tính năng, tác dụng của cỗ máy mình đang điều khiển và sử dụng. Nếu biết điều khiển sẽ tìm ra sản phẩm tốt và ngược lại, sử dụng và điều khiển cỗ máy theo phong trào, thì sẽ tạo ra những sản phẩm thiếu sự đặc biệt và khác biệt, khó tiêu thụ.

“Đấy là chưa kể, cỗ máy doanh nghiệp khi đưa vào sử dụng không thể không mắc phải những hư hỏng từ nhỏ đến lớn. Người điều khiển cỗ máy, phải vừa là những chuyên gia chuyển giao công nghệ, cũng là người thợ để có thể sửa chữa các cỗ máy khi bị bị lỗi, hư hỏng…”, ông Châu chia sẻ.

Cần lắm việc hỗ trợ khởi nghiệp

Ở Việt Nam đang hình thành mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp mạnh mẽ và hiệu quả, trong đó nổi bật là vai trò của các cố vấn khởi nghiệp (mentor) với kinh nghiệm dày dặn.

Thực tế cho thấy, phần lớn các nhà khởi nghiệp đều vướng mắc pháp lý và lúng túng dẫn đến những thất bại.  Theo ông Châu, việc hiểu biết pháp luật là điều tất yếu trong việc khởi nghiệp thành công.  Bởi, những cập nhật của pháp luật nước ta, không phải ai cũng có thể nắm bắt kịp thời và hiều rõ. Từ những thiếu sót đó, khởi nghiệp thường rất hay vướng mắc ngay từ khâu đầu tiên là đăng ký doanh nghiệp.

Sau đó, phát triển thị trường kinh doanh, làm thương hiệu, truyền thông quảng bá thế nào để hiệu quả, cũng là một lĩnh vực mà không phải doanh nghiệp nào cũng có chiến lược rõ ràng. Theo ông Châu để nắm được hoạt động kinh doanh, các bạn trẻ khi bước vào con đường này cần nắm được: Công việc kinh doanh của bạn có liên quan đến vốn nước ngoài không? Có thuộc loại hình kinh doanh nhà nước cho phép không? Hoạt động kinh doanh của ban có vi phạm quyền lợi, ảnh hưởng đến các hoạt đông khác của xã hội không? Tùy vào ngành nghề, mô hình kinh doanh của bạn mà các bạn phải tìm hiểu và tìm đến các chuyên gia tư vấn để trả lời các câu hỏi đó.

“Khá nhiều bạn bạn trẻ khởi nghiệp khi chuyển sang một số hoạt động kinh doanh khác đã vấp phải những lỗi căn bản và bó tay nhìn doanh nghiệp mình chịu xử phạt mà đáng ra có thể tránh khỏi nếu tìm hiểu trước. Những sai lầm như vậy đôi khi dẫn đến giải thể doang nghiệp và người đứng đầu thường chịu thiệt thòi rất to lớn”- ông Châu khuyên và đúc kết: “Khởi nghiệp không dành cho ai mù mờ về pháp luật và thiêú kỹ năng”

Ông Lê Hải Châu, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Chu Việt là một trong những chuyên gia tư vấn, xử lý khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Ông Châu có hơn 20 năm kinh nghiệm về tư vấn phát triển doanh nghiệp với nhiều dự án và hình thành những doanh nghiệp lớn phát triển ổn định. Liên lạc: Ông Lê Hải Châu – SĐT: 0918236138 – Email: vietnamhaichau@gmail.com

Theo Đời sống
back to top