Doanh nghiệp 'mắc cạn' vì quy định vênh nhau?

Cục Ðiều tra Chống buôn lậu (Cục ÐTCBL), Tổng cục Hải quan tạm giữ hàng chục nghìn tấn quặng chở trên 35 chiếc tàu của doanh nghiệp gần 1 năm nhưng chưa đưa ra hướng xử lý khiến doanh nghiệp thiệt hại nặng nề.

<div> <p><b>&nbsp;</b><b style="font-size: 14px;">Tạm giữ 35 t&agrave;u chở 42.000 tấn quặng</b></p> <p>Năm 2009, Cty CP vận tải v&agrave; thương mại Bảo Nguy&ecirc;n (viết tắt l&agrave; Cty Bảo Nguy&ecirc;n, trụ sở tại huyện Văn L&atilde;ng, tỉnh Lạng Sơn) được UBND tỉnh Lạng Sơn cấp ph&eacute;p khai th&aacute;c kho&aacute;ng sản tại mỏ L&eacute;o Cao (Lạng Sơn). Năm 2014, Bộ C&ocirc;ng thương cho ph&eacute;p Cty Bảo Nguy&ecirc;n được ph&eacute;p xuất khẩu tinh quặng bauxite h&agrave;m lượng nh&ocirc;m &ocirc;x&iacute;t lớn hơn hoặc bằng 49%. Từ năm 2015, Cty Bảo Nguy&ecirc;n đ&atilde; nhiều lần xuất khẩu quặng bauxit qua cảng Cẩm Phả (Quảng Ninh).</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, ng&agrave;y 17/10/2019, Cty Bảo Nguy&ecirc;n mở tờ khai hải quan l&agrave;m thủ tục xuất khẩu l&ocirc; h&agrave;ng 42.000 tấn tinh quặng bauxite, vận chuyển tr&ecirc;n 35 t&agrave;u thủy đến khu vực H&ograve;n N&eacute;t (thuộc Cảng Cẩm Phả, Quảng Ninh). Trước khi xuất khẩu, Cty Bảo Nguy&ecirc;n gửi mẫu của l&ocirc; h&agrave;ng đến Vinacontrol (l&agrave; đơn vị c&oacute; ph&ograve;ng th&iacute; nghiệm đạt chuẩn Vilas - Hệ thống c&ocirc;ng nhận ph&ograve;ng th&iacute; nghiệm Việt Nam do Tổng cục Ti&ecirc;u chuẩn đo lường chất lượng cấp) để ph&acirc;n t&iacute;ch. Ng&agrave;y 18/10/2019, Vinacontrol trả kết quả thể hiện h&agrave;ng đủ điều kiện xuất khẩu (tỷ lệ nh&ocirc;m &ocirc; x&iacute;t lớn hơn hoặc bằng 50%, vượt h&agrave;m lượng ghi tr&ecirc;n giấy ph&eacute;p xuất khẩu do Bộ C&ocirc;ng Thương cấp cho Cty Bảo Nguy&ecirc;n).</p> <p>Ng&agrave;y 22/10/2019, khi Cty l&agrave;m c&aacute;c thủ tục xuất khẩu l&ocirc; h&agrave;ng th&igrave; bị Cục Điều tra chống bu&ocirc;n lậu (Cục ĐTCBL), Tổng cục Hải quan tạm giữ. Ng&agrave;y 26/12/2019, Cục ĐTCBL mời đại diện Cty Bảo Nguy&ecirc;n xuống l&agrave;m việc v&agrave; th&ocirc;ng b&aacute;o l&ocirc; h&agrave;ng tr&ecirc;n bị tạm giữ với l&yacute; do được x&aacute;c nhận l&agrave; &ldquo;quặng bauxite dạng th&ocirc;&rdquo;.</p> <p>Ng&agrave;y 3/1/2020, Hải đội Kiểm so&aacute;t tr&ecirc;n biển khu vực miền Bắc (thuộc Cục Điều tra chống bu&ocirc;n lậu) lập bi&ecirc;n bản, quyết định tạm giữ tang vật 7 ng&agrave;y. Hết thời hạn tạm giữ, Hải đội n&agrave;y tiếp tục ra quyết định k&eacute;o d&agrave;i thời gian tạm giữ l&ocirc; h&agrave;ng th&ecirc;m 30 ng&agrave;y. Ng&agrave;y 31/1/2020, Cục ĐTCBL tiếp tục ra Quyết định gia hạn thời gian tạm giữ tang vật vi phạm h&agrave;nh ch&iacute;nh th&ecirc;m 30 ng&agrave;y, kể từ ng&agrave;y 2/2/2020.</p> <p>Đối chiếu với quy định tại khoản 8 điều 125 Luật xử l&yacute; vi phạm h&agrave;nh ch&iacute;nh 2012, việc tạm giữ l&ocirc; h&agrave;ng tr&ecirc;n đ&atilde; qu&aacute; thời hạn gia hạn 6 th&aacute;ng. Cty Bảo Nguy&ecirc;n cho hay, việc tạm giữ của Hải quan khiến Cty bị kh&aacute;ch h&agrave;ng cắt, phạt hợp đồng, h&agrave;ng trăm người lao động của Cty bị mất việc l&agrave;m, phương tiện bị tạm giữ kh&ocirc;ng thể kinh doanh vận tải, xuống cấp&hellip; Ước thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng.</p> <p><b>Tổng cục Hải quan n&oacute;i g&igrave;?</b></p> <p>Trong c&ocirc;ng văn trả lời <i>Tiền Phong,</i> Tổng cục Hải quan cho rằng, qua kiểm tra thực tế v&agrave; lấy mẫu gửi gi&aacute;m định tại Viện Khoa học địa chất v&agrave; kho&aacute;ng sản, Bộ T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường cho thấy l&ocirc; h&agrave;ng quặng bauxite xuất khẩu của Cty Bảo Nguy&ecirc;n l&agrave; &ldquo;quặng Bauxit dạng th&ocirc;&rdquo;. Tổng cục Hải quan cho rằng, khoản 2, Chỉ thị số 03/CT-TTg ng&agrave;y 30/03/2015 của Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ (quy định về việc tăng cường hiệu lực thi h&agrave;nh ch&iacute;nh s&aacute;ch, ph&aacute;p luật về kho&aacute;ng sản) y&ecirc;u cầu &ldquo;kh&ocirc;ng xuất khẩu kho&aacute;ng sản th&ocirc;&rdquo;. Do đ&oacute;, việc Cty Bảo Nguy&ecirc;n xuất khẩu quặng th&ocirc; nhưng khai b&aacute;o tinh quặng l&agrave; vi phạm.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, tại văn bản số 15/CN-KSLK ng&agrave;y 14/01/2020 của Cục C&ocirc;ng nghiệp (Bộ C&ocirc;ng Thương) trả lời Cty Bảo Nguy&ecirc;n lại cho rằng, hiện quy định ph&aacute;p luật chưa c&oacute; quy định ph&acirc;n biệt giữa quặng th&ocirc;, quặng tinh (hay c&ograve;n gọi l&agrave; tinh quặng). Theo quan điểm của cơ quan n&agrave;y, quặng bauxite đ&atilde; chế biến, c&oacute; h&agrave;m lượng nh&ocirc;m &ocirc; x&iacute;t đạt tr&ecirc;n 48% được coi l&agrave; tinh quặng, được ph&eacute;p xuất khẩu. Ngo&agrave;i ra, trong Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg (ph&ecirc; duyệt quy hoạch ph&acirc;n v&ugrave;ng thăm d&ograve;, khai th&aacute;c, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 - 2015 - c&oacute; x&eacute;t đến 2025 do Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ ban h&agrave;nh ng&agrave;y 01/11/2007) hay tại Danh mục, ti&ecirc;u chuẩn chất lượng v&agrave; điều kiện kho&aacute;ng sản xuất khẩu (ban h&agrave;nh k&egrave;m theo Th&ocirc;ng tư 02/2006/TT-BCN của Bộ C&ocirc;ng nghiệp - nay l&agrave; Bộ C&ocirc;ng Thương về hướng dẫn xuất khẩu kho&aacute;ng sản) đều c&oacute; nội dung: Tinh quặng bauxite c&oacute; h&agrave;m lượng nh&ocirc;m &ocirc; x&iacute;t lớn hơn hoặc bằng 48%.</p> <p>Đối chiếu với phiếu kết quả thử nghiệm do Cty Bảo Nguy&ecirc;n, Tổng cục Hải Quan cho rằng, do doanh nghiệp tự lấy mẫu, tự gửi cơ quan gi&aacute;m định, kh&ocirc;ng c&oacute; cơ quan hải quan phối hợp c&ugrave;ng lấy mẫu, kh&ocirc;ng đ&uacute;ng theo quy định n&ecirc;n kh&ocirc;ng c&oacute; gi&aacute; trị l&agrave;m thủ tục hải quan cho l&ocirc; h&agrave;ng xuất khẩu tr&ecirc;n. Trong khi đ&oacute;, theo đại diện Cty Bảo Nguy&ecirc;n v&agrave; c&aacute;c t&agrave;i liệu thu thập được cho thấy, trong số 35 mẫu (lấy tại 35 t&agrave;u chở quặng của Cty Bảo Nguy&ecirc;n) được Cục ĐTCBL đưa đi gi&aacute;m định, 29 mẫu c&oacute; h&agrave;m lượng nh&ocirc;m &ocirc; x&iacute;t lớn 48% (c&oacute; 10 mẫu tr&ecirc;n 52%), 6 mẫu c&oacute; h&agrave;m lượng nh&ocirc;m &ocirc; x&iacute;t dưới 48%. Cty Bảo Nguy&ecirc;n cho rằng, kể cả căn cứ theo c&aacute;c kết quả n&agrave;y, t&iacute;nh trung b&igrave;nh cộng cho tất cả c&aacute;c mẫu, h&agrave;m lượng nh&ocirc;m &ocirc;x&iacute;t của l&ocirc; h&agrave;ng cũng đạt 50,07%, l&agrave; quặng tinh, đảm bảo xuất khẩu.</p> <p>Về hướng giải quyết, Tổng cục Hải quan cho hay sẽ tiếp tục gi&aacute;m s&aacute;t, quản l&yacute; h&agrave;ng h&oacute;a để đảm bảo nguy&ecirc;n trạng phục vụ c&ocirc;ng t&aacute;c điều tra, x&aacute;c minh v&agrave; xử l&yacute; vi phạm theo quy định ph&aacute;p luật. Cục ĐTCBL - Tổng cục Hải quan đ&atilde; mở rộng điều tra v&agrave; đang phối hợp với Viện Kiểm s&aacute;t nh&acirc;n d&acirc;n tối cao giải quyết.</p> <p>Cty Bảo Nguy&ecirc;n đề nghị Tổng cục Hải quan sớm c&oacute; kết luận ch&iacute;nh thức nếu kh&ocirc;ng c&oacute; cơ sở tạm giữ phải trả lại h&agrave;ng, t&agrave;u v&agrave; đền b&ugrave; thiệt hại.</p> <p class="article-author cms-author">&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo www.tienphong.vn
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top