Doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản ?

Quốc hội thảo luận về Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Các đại biểu cho rằng, đề xuất không cho doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bất động sản, và cần có quy định chặt chẽ để tránh lách luật.

Theo dự thảo luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm... không được kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán phái sinh, kim loại quý, đá quý,...

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho biết, dự thảo luật hiện giao Chính phủ quy định chi tiết nguyên tắc, hạn mức đầu tư, trong đó gồm tỷ lệ sử dụng bất động sản của doanh nghiệp bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 cho phép doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Như vậy, luật không cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản trực tiếp mà phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh về bất động sản.

Do đó, để đảm bảo thống nhất giữa luật về bảo hiểm và kinh doanh bất động sản, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng, dự thảo luật sửa đổi lần này đã bỏ quy định về cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được dùng vốn nhàn rỗi để kinh doanh bất động sản.

Theo bà Phạm Thị Kiều (đại biểu Đăk Nông) cho biết, việc cấm này là phù hợp. Nhưng do có sự mâu thuẫn giữa hai luật nên dự thảo lần này cần làm rõ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh có được góp vốn kinh doanh bất động sản hay không? Nếu được phép thì luật cần nêu rõ giới hạn tỷ lệ vốn góp để tránh cách hiểu khác nhau trong thực thi.

Trong khi đó, có đại biểu cho rằng, việc cho phép doanh nghiệp, chi nhánh được cho thuê bất động sản dư thừa sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng lách luật. Nếu đã cấm như dự thảo luật, cần đưa ra định mức sử dụng bất động sản, nhằm hạn chế khả năng doanh nghiệp lách luật.

Theo Đời sống
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top