Không uống nước cam gần thời điểm uống thuốc kháng sinh.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
Theo PGS.BS Trần Đình Toán, Phó chủ tịch Chi hội dinh dưỡng lâm sàng, Hội Dinh dưỡng Việt Nam, việc ăn uống của bệnh nhân liên quan tới thuốc rất lớn. Chế độ dinh dưỡng có thể làm tăng, giảm hoặc gây ra những xáo trộn trong cơ thể đang ở trong tình trạng bệnh lý hay kích thích gây bệnh. Thức ăn có thể khiến những loại thuốc mất tác dụng thậm chí nguy hiểm nếu kết hợp không đúng cách.
Khi dùng thuốc kháng sinh đường uống, hệ vi sinh trong đường ruột sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, có một số loại thực phẩm nên tránh ăn uống trong thời gian dùng kháng sinh. Trước tiên nên đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc để nắm rõ thời gian uống thuốc: trước, trong hay sau khi ăn và không ăn gì.
Loại kháng sinh uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn gồm có: nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin… ); nhóm cephalosporin (cefuroxime, cefixim…); nhóm macrolid (clarythromycin, azithromycin, erythromycin…).
Những loại kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn: Là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn, gồm có: nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin…); nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol…); nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin…).
Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh không chịu tương tác tốt với bất kỳ thực phẩm nào. Vì thế nên uống thuốc khi đói trên một dạ dày trống rỗng. Những loại thuốc này có thể điểm mặt bao gồm: penicillin G, ampicillin, floxin, Oxacillin, Gentamycin và ciprofloxacin. Khi uống những loại thuốc này, bạn có thể phải ăn/uống các thực phẩm 3 giờ trước/sau khi uống thuốc.
Những thực phẩm cần tránh
TS Hoàng Kim Thanh, nguyên cán bộ Viện Dinh dưỡng Trung ương cho biết, trong thời gian ốm, chúng ta thường có thói quen uống nước cam, nước hoa quả cho đỡ háo, đồng thời tăng cường vitamin, giảm sự khó chịu khi điều trị. Tuy nhiên, nước cam, quýt, bưởi… có chứa nhiều axit, cần uống xa thời gian dùng thuốc kháng sinh (khoảng 3 giờ) vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit. Ngoài ra, nước cam còn chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4, khiến thuốc khó được hấp thu.
Cần hạn chế thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, váng sữa…). Bởi vì, canxi trong sữa kết hợp với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước làm giảm đáng kể hiệu quả điều trị. Khi uống các kháng sinh như tetracycline, doxycyclin, không được ăn tôm cua.
Khi chữa bệnh bằng aspirin, thức ăn cần có ít đạm, mỡ và các chất carbua, nếu không sự hấp thu thuốc giảm đi hai lần. Ngoài ra, các sản phẩm chứa nhiều chất béo cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy – một tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh. Mỡ làm giảm sự tiết dịch vị dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn chậm đi, thuốc sẽ được hấp thu chậm hơn.
Một số loại rau quả có chứa nhiều chất xơ hoặc các loại đậu cũng có thể gây tiêu chảy nặng thêm khi đang dùng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, các thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì tuy có thể tăng cường chất sắt và canxi cho cơ thể nhưng lại cản trở khả năng hấp thụ một số thuốc kháng sinh khi vào cơ thể, đặc biệt là khi đang uống thuốc kháng sinh quinolone, trong đó bao gồm các loại thuốc như ciprofloxacin, acid nalidixic và cinoxacin, sparfloxacin và trovafloxacin.
Các thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì tuy có thể tăng cường chất sắt và canxi cho cơ thể nhưng lại cản trở khả năng hấp thụ một số thuốc kháng sinh khi vào cơ thể, đặc biệt là khi các kháng sinh quinolone, trong đó bao gồm các loại thuốc như ciprofloxacin, acid nalidixic và cinoxacin, sparfloxacin và trovafloxacin.
Nếu uống rượu trong thời gian dùng kháng sinh sẽ có nguy cơ gia tăng cơn buồn nôn, chóng mặt hoặc buồn ngủ… Một số loại thuốc kháng sinh như tinidazole, metronidazole và-sulfamethoxazole trimethoprim có nhiều khả còn năng gây ra những phản ứng nghiêm trọng nếu uống rượu.
Đức Vinh