Đề xuất tăng mức lương hưu từ 1/7, cao nhất là 21%

Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã có văn bản gửi các Bộ, Ngành về việc lấy ý kiến điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/7.

Theo đó, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đề xuất tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021 ngày 7/12/2022 của Chính phủ.

Trong năm 2022, nhà nước chỉ thực hiện điều chỉnh lương hưu mà không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở cho nên những người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định khi nghỉ hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ ngày 1/1/2022 cho đến trước ngày 1/7/2023 sẽ thấp hơn 7,4% so với những người nghỉ hưu trước ngày 1/1/2022 (cùng quá trình công tác, cùng hệ số lương) do trong thời gian này, người lao động không được điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội vì lương cơ sở chưa được điều chỉnh.

Vì vậy bộ Lao động – thương binh và xã hội đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2023 Với những người đã nghỉ hưu thuộc trường hợp trên, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023.

Cụ thể bộ đề xuất như sau:

Tăng thêm 300 nghìn đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,7 triệu đồng/người/tháng trở xuống.

Tăng lên bằng 3 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,7 triệu đồng/người/tháng đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng.

Nguồn kinh phí tăng lương hưu và trợ cấp BHXH này sẽ lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

Dự kiến sau khi điều chỉnh sẽ có khoảng 230 nghìn người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 thuộc đối tượng điều chỉnh do ngân sách nhà nước chi trả.

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top