Đề xuất người bệnh mua thuốc ngoài viện sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán

Người bệnh phải đi mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài khi bệnh viện thiếu, sẽ được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán, thay vì phải bỏ tiền túi như hiện nay.

Đây là đề xuất được Bộ Y tế đưa vào dự thảo Thông tư quy định thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, vật tư y tế trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, ngày 10/12. Dự thảo được xây dựng trong bối cảnh tình trạng thiếu thuốc kéo dài, để người dân đi khám, chữa bệnh bằng BHYT phải tự mua thuốc điều trị.

Người bệnh mua thuốc ngoài viện sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán khi đủ các điều kiện.

Người bệnh mua thuốc ngoài viện sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán khi đủ các điều kiện.

Theo dự thảo, Thông tư này quy định thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trực tiếp cho người bệnh tham gia Bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế và trong các trường hợp khác ngoài quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2019 ngày 10/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế.

Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trực tiếp cho người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế hoặc thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế cho cơ sở khám, chữa bệnh nếu có đủ 3 điều kiện.

Đầu tiên là, thuốc, vật tư y tế mà người bệnh được kê đơn thuộc phạm vi quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế.

Tiếp đến, người bệnh được chẩn đoán, kê đơn và chỉ định thuốc, vật tư y tế nhưng tại thời điểm sử dụng hoạt chất thuốc, vật tư y tế không sẵn có tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Không sẵn có thuốc thành phẩm nào chứa hoạt chất mà người bệnh được chỉ định; Không sẵn có vật tư y tế phù hợp mà người bệnh được chỉ định sử dụng.

Cuối cùng, thuốc, vật tư y tế mà người bệnh được kê đơn thuộc phạm vi quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế.

Người bệnh được chẩn đoán, kê đơn và chỉ định thuốc, vật tư y tế nhưng tại thời điểm sử dụng hoạt chất thuốc, vật tư y tế không sẵn có tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Không sẵn có thuốc thành phẩm nào chứa hoạt chất mà người bệnh được chỉ định; không sẵn có vật tư y tế phù hợp mà người bệnh được chỉ định sử dụng.

Theo Đời sống
Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

So với E.coli, ngộ độc do Salmonella triệu chứng nặng và nguy hiểm hơn. Để đảm bảo sức khỏe, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, bạn nên đi khám khi có dấu hiệu sốt cao kèm tiêu chảy, mất nước, đau bụng dữ dội,...
back to top