Đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh năm 2021 đã bị lộ thế nào?
Mai Loan
Biết được quy luật rút câu hỏi của phần mềm quản lý, ông Sâm, bà My đã sắp xếp các câu hỏi do mình biên soạn vào các vị trí “ngắm sẵn” rồi báo cho những người quen.
chia sẻ
Dự kiến, vào ngày 29/6 tới đây, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án lộ đề môn Sinh học Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử là bà Phạm Thị My (60 tuổi) và ông Bùi Văn Sâm (74 tuổi), nguyên là giáo viên. Hai bị cáo bị đưa ra xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Sắp xếp câu hỏi do mình biên soạn vào vị trí “ngắm sẵn”
Theo kết luận điều tra, về xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi, Bộ GD&ĐT tổ chức thành 5 đợt, thành lập Ban chỉ đạo và Ban chuyên môn.
Trong 5 đợt trên, ông Sâm và bà My, đều là cựu giáo viên Khoa Sinh học - Đại học Sư phạm Hà Nội, được phân công làm Tổ trưởng và Tổ phó, tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và Hội đồng ra đề thi môn Sinh học.
Thầy giáo Đinh Đức Hiền, giáo viên môn Sinh học tại hệ thống giáo dục Học mãi cho hay, đây là câu hỏi chưa từng xuất hiện trong bất kì tài liệu nào có trong đề thi THPT 2021 và đề ôn tập ngày cuối cùng của thầy Nghệ trước khi thi 1 ngày. Ảnh: NVCC.
Sau khi xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, đến giai đoạn Tổ chức ra đề thi, bà My và ông Sâm tiếp tục được phân làm Tổ trưởng và thẩm định viên của tổ ra đề thi môn Sinh học.
Do tham gia cả hai giai đoạn trên ở nhiều kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước, biết được câu hỏi không ngẫu nhiên, nên năm 2021, họ lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao đưa tài liệu về nhà biên soạn thành câu hỏi, sau đó sắp xếp vào các vị trí để được rút ra làm nguồn đề thi chính thức và định hướng chọn các tổ hợp câu hỏi do mình biên soạn để xây dựng thành đề thi chính thức.
Ngoài ra, họ còn dùng các câu hỏi trên làm tài liệu ôn thi cho 8 học sinh là người thân quen.
Cụ thể, khi xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, bà My 3 lần mang các tài liệu ra khỏi khu vực quy định, gồm các bảng thống kê số lượng câu hỏi mới được biên soạn. Bà ta đánh máy đưa vào hộp đựng kính của mình mang về nhà. Bà My sau đó chỉnh sửa, hoàn thiện trên máy tính cá nhân ở nhà rồi in 2 bản để mình và ông Sâm mỗi người cầm một bản.
Sau khi nhận các tài liệu trên, ông Sâm chỉnh sửa trực tiếp trên bản in, rồi trao đổi với bà My để bà My ghi chép lại, đưa về nhà chỉnh sửa, hoàn thiện trên máy tính. Họ sau đó đưa các nội dung câu hỏi này vào ngân hàng câu hỏi trong các đợt xây dựng ngân hàng câu hỏi tiếp theo.
Biết được quy luật rút câu hỏi của phần mềm quản lý của Bộ GD&ĐT thực hiện ra sao, hai người thống nhất sắp xếp các câu hỏi do mình biên soạn, biên tập vào các vị trí “ngắm sẵn”. Mục đích để khi máy tính rút các câu hỏi làm nguồn xây dựng đề thi, các câu hỏi này sẽ cùng một tổ hợp.
Sau đó khi tham gia Hội đồng ra đề thi, chính họ sẽ chọn các tổ hợp câu hỏi này để làm đề thi chính thức.
Cùng quá trình này, họ dùng các câu hỏi đã được đưa trót lọt vào Ngân hàng câu hỏi thi để giảng dạy, ôn thi cho 8 học sinh lớp 12 là các mối quan hệ họ hàng, quen biết có nguyện vọng xét tuyển Đại học khối B.
Nhóm học sinh này đến từ các trường THPT: Yên Hòa; chuyên Khoa học tự nhiên; chuyên Hà Nội Amsterdam; Kim Liên; Thăng Long ở Hà Nội cùng Trường chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn) và chuyên Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, ông Sâm “không nhận tiền của phụ huynh, học sinh và vì nể nang, tình cảm cá nhân”, theo lời khai ông Sâm, món quà duy nhất được nhận từ phụ huynh là một hộp sâm Hàn Quốc.
Ngày 8/6/2021, khi Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được thành lập, bà My với tư cách Tổ trưởng tổ ra đề thi môn Sinh học, khi nhận 16 tổ hợp câu hỏi, đã định hướng lựa chọn 4 mã đề do mình và ông Sâm biên soạn để làm đề thi chính thức.
Các thành viên trong Tổ đồng ý. Sau khi Tổ thẩm định, phản biện, chỉnh sửa, 4 mã đề này có một số thay đổi nội dung đã được Hội đồng ra đề thi phê duyệt làm 4 đề thi chính thức môn Sinh học dùng cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2021.
Do dịch Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được tổ chức thành 2 đợt, tháng 7 và tháng 8. Sau khi kết thúc kỳ thi đợt 1, dư luận, báo chí phản ánh về nghi vấn lộ đề thi môn Sinh học, theo đó đề thi môn Sinh học "giống 80%" so với đề ôn tập trên mạng Internet của ông Phan Khắc Nghệ (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh).
Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ GD&ĐT tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu, sau đó chuyển hồ sơ cho Cơ quan ANĐT Bộ Công an tiến hành điều tra theo quy định.
Bà My và ông Sâm sau đó bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố ngày 10/6/2022.
Kết luận của Hội đồng giám định Bộ GD&ĐT xác định, tập tài liệu ông Sâm giao nộp có nội dung các câu hỏi giống 75%- 95% so với 4 mã đề thi chính thức đã được sử dụng trong đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Lỗ hổng từ phần mềm quản lý Ngân hàng câu hỏi thi của Bộ GD&ĐT
Ngân hàng câu hỏi thi của Bộ GD&ĐT ban đầu hoạt động theo cơ chế chọn ngẫu nhiên và áp dụng trong Hội đồng ra đề thi năm 2018. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi năm 2019, cán bộ Trung tâm khảo thí quốc gia được giao phụ trách quản lý Phần mềm đã viết mã nguồn (code) mới để thêm tính năng xếp hạng thứ tự câu hỏi thi trong từng ô câu hỏi và thay đổi tính năng sinh đề của Phần mềm.
Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: Trần Hải.
Do đó, phần mềm không còn dược rút ngẫu nhiên nữa mà sẽ rút được các tổ hợp câu hỏi mà trong đó các câu hỏi có cùng số thứ tự xếp hạng sẽ vào cùng một tổ hợp đề.
Kết quá điều tra, thu thập tài liệu tại Bộ GD&ĐT xác định: Việc sử dụng phần mềm rút các tổ hợp câu hỏi từ Ngân hàng câu hỏi thi tại Hội đồng ra đề thi các năm 2019, 2020 và 2021 không theo nguyên tắc ngẫu nhiên mà đã được thực hiện theo quy luật các câu hỏi có cùng số thự tự xếp hạng đều được rút vào cùng một tổ hợp.
Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, xác định: Phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trong máy chủ tại Trung tâm khảo thí Quốc gia có chức năng thiết lập "thứ tự xếp hạng" câu hỏi và khi xuất bộ đề thì các câu hỏi được chọn ngẫu nhiên từ cơ sở dữ liệu.
Tuy nhiên, trong phần mềm có 2 đoạn mã nguồn có chức năng thực hiện việc chọn câu hỏi không ngẫu nhiên, nếu sử dụng 2 đoạn mã nguồn này khi sử dụng chức năng "Xuất bộ đề" thì sẽ có thể điều khiển theo ý muốn.
Chưa đủ căn cứ xác định thầy Phan Khắc Nghệ làm lộ đề môn Sinh
Đối với đề ôn tập trên mạng Internet của ông Phan Khắc Nghệ, kết quả giám định của Bộ GD&ĐT xác định: Các câu hỏi do Bùi Văn Sâm và Phạm Thị My soạn thảo đưa vào ngân hàng câu hỏi và 4 tổ hợp đề được chọn làm nguồn xây dựng đề chính thức so với các câu hỏi trong video của ông Phan Khắc Nghệ giảng dạy trên mạng Internet có nội dung giống 70% đến 100%, trong đó có một số câu hỏi trùng cả về nội dung, đơn vị kiến thức, lời dẫn và đáp án.
Kết quả điều tra xác định ông Phan Khắc Nghệ đã tham gia công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (năm 2009 đến 2018) của Bộ GD&ĐT, có quan hệ quen biết với ông Sâm và bà My.
Trong các năm 2015, 2016, 2018 ông Nghệ có gửi email cho bà My về các câu hỏi thi môn Sinh học. Trong quá trình bà My tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi thi năm 2021, ông Nghệ cũng nhiều lần gọi điện, gửi email hẹn gặp để tìm hiểu thông tin liên quan đến đề thi môn Sinh học.
Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an kết luận chưa có căn cứ xác định bà My gặp, trao đổi thông tin tài liệu liên quan đến ngân hàng câu hỏi thi năm 2021 cho ông Nghệ. Mặt khác, do tài liệu ông Nghệ giảng dạy trên mạng Internet, không có giá trị truy nguyên nên chưa đủ căn cứ xác định ông Phan Khắc Nghệ sử dụng tài liệu của bị can Sâm và My để giảng dạy.
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội về việc dùng điểm Văn xét tuyển ngành Y. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả.
Ngày 22/11, lãnh đạo UBND xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh người tử vong xảy ra trên địa bàn.
Thông qua hội thảo, Chủ tịch Phan Xuân Dũng hy vọng các đại biểu sẽ đánh giá cụ thể vai trò của phổ biến kiến thức khoa học công nghệ đối với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.
Ngày 21/11, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 555 người chết, giảm 26 người chết so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 21/11, một lãnh đạo Ban An toàn giao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến 2 người mất tích .
Tổng Giám đốc GFDI Nguyễn Quang Hoàng đã chiếm đoạt của 7.541 khách hàng số tiền hơn 3.700 tỷ đồng. Dư luận quan tâm, các bị hại có lấy lại được tiền sau khi vụ án được phanh phui?