Để bình xăng ô tô cạn mới đổ gây hại cho xe như thế nào?

Khi lái xe với mức nhiên liệu thấp tác động xấu đến động cơ và về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực các chi tiết cơ khí bên trong.

Nhiều tài xế thường có thói quen lái xe cho đến khi gần cạn bình xăng, mới ghé trạm xăng đổ đầy bình. Thường mọi người có cảm giác nhìn kim xăng từ vạch hết chạy thẳng lên vạch đầy bình với cảm giác khoan khoái, thoải mái như mình đã hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn nào đó.

Thực tế, nhiều người hay bỏ qua những tín hiệu báo chiếc xe đã sắp hết nhiên liệu, cố gắng chạy thêm vì tin rằng, có thể chạy được khoảng đường dài nữa, đủ để đến trạm xăng kế tiếp. Dù các xe có tính toán các con số dữ liệu quãng đường trên khối lượng xăng còn lại cũng không bao giờ chính xác.

Và không nhiều người biết rằng, chạy chiếc xe quá cạn nhiên liệu gây ra những hư hỏng nghiêm trọng ra sao cho chiếc xe.

bình xăng

Chạy chiếc xe quá cạn nhiên liệu gây ra những hư hỏng nghiêm trọng ra sao cho chiếc xe.

Để bình xăng ô tô cạn mới đổ gây hại cho xe như thế nào? ảnh 2Hỏng bơm nhiên liệu

Hỏng bơm nhiên liệu là sự cố thường gặp khi bình nhiên liệu bị cạn kiệt. Bơm nhiên liệu có chức năng chính là hút nhiên liệu vào buồng đốt, lúc này xăng cũng đóng vai trò là chất làm mát cho chính bơm nhiên liệu. Nếu không có đủ xăng trong bình, bơm nhiên liệu sẽ hút không khí và khi điều này xảy ra thường xuyên sẽ gây hỏng.

Ngoài ra, thiếu xăng còn làm tăng nguy cơ xe bị bỏ máy vì xăng không đến được tất cả các xi-lanh. Khi động cơ hoạt trong điều kiện cưỡng bức liên tục, khi tỷ lệ không khí và nhiên liệu không thích hợp, sẽ làm cho động cơ nóng lên bất thường.

Đồng hồ đo nhiên liệu báo rằng xe còn khoảng 60 km cho đến khi hết xăng hoàn toàn, điều đó không chính xác tuyệt đối. Trên thực tế, độ chính xác của cảnh báo nhiên liệu còn phụ thuộc vào mức độ tiết kiệm của xe và phong cách lái xe của chủ sở hữu.

bình xăng

Hỏng bơm nhiên liệu là sự cố thường gặp khi bình nhiên liệu bị cạn kiệt.

Nếu tin 100% vào chỉ số trên đồng hồ đo nhiên liệu, lái xe có thể bị hết xăng mà chưa đến được trạm tiếp nhiên liệu. Nguy hiểm hơn, tài xế có thể gặp phải tình trạng xe đang chạy bị chết máy khi di chuyển cao tốc hay dừng đột ngột ở giữa đường.

Tắc nghẽn động cơ

Không những vậy, khi di chuyển với bình xăng bị cạn sẽ dẫn đến các chất cặn trong bình xăng bị hút vào trong đường ống. Thành bên trong của bình xăng khi tiếp xúc với không khí (thay vì xăng như lúc đầy) có thể gây oxy hóa, tạo cặn.

Cặn bám vào bộ lọc sẽ khiến bộ lọc bị tắc nghẽn, dẫn đến nhiên liệu không thể tới buồng đốt. Bên cạnh đó, nó làm tăng nguy cơ chất bẩn xâm nhập vào đường ống dẫn nhiên liệu cũng như động cơ xe. Cuối cùng gây ra sự cố trong ống xả và làm dừng động cơ.

Đó là lý do tại sao việc chạy xe với bình xăng cạn kiệt là vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới động cơ mà còn nhiều bộ phận khác trên xe. Việc thay thế bơm nhiên liệu cũng rất đắt đỏ.

Do vậy, các bác tài hãy chú ý hơn tới đồng hồ nhiên liệu và nạp thêm nhiên liệu ở mức cần thiết để giúp xe vận hành trơn tru và kéo dài tuổi thọ của động cơ, đồng thời nên thay lọc nhiên liệu định kỳ đều đặn.

Theo cartimes.vn
KIA sẽ sản xuất bán tải Tasman chạy điện?

KIA sẽ sản xuất bán tải Tasman chạy điện?

Kia Tasman là mẫu xe bán tải với thiết kế độc đáo từng được ra mắt cách đây hơn 1 tháng với thiết kế độc đáo và dự đoán, mẫu bán tải điện Tasman cũng sẽ sớm trình làng.
back to top