ĐBQH: Biết là ma túy, vẫn vi phạm, có nên coi là bệnh nhân?

Đại biểu Dương Khắc Mai đặt câu hỏi, với những người trưởng thành, biết dùng ma túy là phạm tội mà vẫn vi phạm thì có nên được xem là bệnh nhân không?
Chiều 13/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống ma túy đến năm 2030. Việc có nên coi người nghiện ma túy là bệnh nhân hay không, thuốc lá mới ẩn chứa nguy cơ ma túy... nhận được nhiều quan tâm từ đại biểu.
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) bày tỏ băn khoăn khi chúng ta quy định chỉ xem người sử dụng ma túy là người bệnh. Quy định này có thể khiến nhiều người nhờn, không sợ.
DBQH: Biet la ma tuy, van vi pham, co nen coi la benh nhan?
Đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định). Ảnh: Phạm Thắng.
"Theo suy nghĩ của tôi, nếu như chúng ta nghiêm khắc với họ khi họ là nạn nhân hoặc chớm trở thành nạn nhân thì có khi chúng ta cứu vớt được cả cuộc đời của họ", đại biểu Lý Tiết Hạnh nêu quan điểm.
DBQH: Biet la ma tuy, van vi pham, co nen coi la benh nhan?-Hinh-2
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông). Ảnh: Phạm Thắng.
Phát biểu sau đó, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) chia sẻ. sau khi đi khảo sát, giám sát ở một số trại cai nghiện ông cứ băn khoăn mãi. Ông rất quan tâm đến ý kiến của đại biểu Lý Tiết Hạnh về việc nhìn nhận người nghiện ma túy là bệnh nhân.
"Nếu các cháu thanh thiếu niên nhận thức còn thấp thì được xem là bệnh nhân, còn những người trưởng thành rồi, biết đấy là tội phạm ma túy, chúng ta còn quy định đến mức bao nhiêu gam là tử hình, biết rồi mà vẫn vi phạm thì có được xem là bệnh nhân không?", đại biểu Dương Khắc Mai nêu câu hỏi.
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, cần chú ý vấn đề ma túy khi sử dụng thuốc lá mới. Thuật ngữ thuốc lá mới bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và những loại thuộc lá mới khác còn tiếp tục xuất hiện nữa.
DBQH: Biet la ma tuy, van vi pham, co nen coi la benh nhan?-Hinh-3
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội). Ảnh: QH.

"Và lưu ý là cả thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đều có nguy cơ là phương tiện để sử dụng ma túy", đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho hay, khi ông tổng hợp tài liệu cũng như liên hệ với các nhà khoa học thì thấy thuốc lá nung nóng trong thiết bị cũng có vị trí để dùng cả cần sa. Đặc biệt, hiện nay có loại thuốc lá lai, nghĩa là thuốc lá điện tử lai với thuốc lá nung nóng, vì vậy nguy cơ phối trộn các chất ma túy ở thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là như nhau.
"Cần hiểu bản chất như vậy để đừng lơ là, đừng bỏ qua thuốc lá nung nóng. Rất mong Bộ Công an thông qua chương trình này ngăn chặn cho được việc sử dụng ma túy qua thuốc lá mới", đại biểu Trí nêu quan điểm.

Tham gia thảo luận, đại biểu Lê Tất Hiếu (đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị bổ sung quy định đối với người chưa sử dụng ma túy nhưng có nguy cơ cao về sử dụng ma túy vào chương trình.

Theo đó, đối tượng này là những thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người lao động. Đây phần nhiều là những đối tượng còn trẻ, đang trong quá trình hình thành nhân cách, hay đua đòi, dễ bị dụ dỗ, sa ngã. Do đó, muốn giảm tỷ lệ số người sử dụng ma túy thì Nhà nước, xã hội, nhà trường và gia đình cần có các biện pháp hữu hiệu để giám sát, quản lý chặt chẽ đối với các đối tượng này.

Đại biểu nhấn mạnh vai trò gia đình trong việc giám sát, quản lý những đối tượng nguy cơ cao này vì trẻ đi đâu, làm gì, quan hệ với ai thì gia đình nắm rõ và biết đầu tiên, sau đó mới tới nhà trường, xã hội. Vì vậy, đại biểu đề nghị nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc quản lý, giám sát đối với các đối tượng là trẻ em, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người lao động.


Theo VietnamDaily
Trụ sở UBND tỉnh Bình Phước cháy lớn

Trụ sở UBND tỉnh Bình Phước cháy lớn

Tòa nhà chính thuộc trụ sở UBND tỉnh Bình Phước bất ngờ bị hỏa hoạn, đám cháy lớn bùng phát với cột khói cao. Bước đầu xác định không gây ra thiệt hại về người nhưng hư hỏng nhiều vật dụng trong phòng họp.
back to top