Đầu năm xin chữ thêm Xuân

Từ xa xưa, việc xin chữ những ngày đầu năm mới của người dân Việt Nam đã trở thành nét đẹp văn hóa, một việc quan trọng, thiêng liêng.

Theo phong tục truyền thống, ý nghĩa của việc xin chữ về treo mang hy vọng một năm mới sức khỏe, bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Tùy vào mục đích và lứa tuổi, người xin chữ sẽ được tư vấn chọn chữ phù hợp.

Mỗi bức thư pháp khi hoàn thành luôn có hai người đồng cảm. Đó là trí tuệ của người cho chữ gặp trái tim, tâm hồn người xin chữ. Từ những điều đó nên mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân Thủ đô lại đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám để xin chữ ngay từ sau thời khắc giao thừa.

Việc xin chữ và cho chữ là điều cần được trân trọng, bảo tồn và phát huy theo đúng ý nghĩa nhân văn của phong tục này.

Khoa học & Đời sống xin được gửi tới độc giả hình ảnh của nét đẹp văn hóa xin chữ đầu năm.

Cùng với tục khai bút đầu năm, xin chữ vào ngày Tết thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo”.Cùng với tục khai bút đầu năm, xin chữ vào ngày Tết thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
Chữ xin thường được viết trên nền giấy đỏ, bởi màu đỏ vốn là màu rực rỡ nhất, là màu của sự sống và sự tái sinh.Chữ xin thường được viết trên nền giấy đỏ, bởi màu đỏ vốn là màu rực rỡ nhất, là màu của sự sống và sự tái sinh.
Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật độc đáo, chính vì thế mực tàu và bút lông là vật dụng không thể thiếu.Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật độc đáo, chính vì thế mực tàu và bút lông là vật dụng không thể thiếu.
Mực tàu ví như tâm hồn quyện với bút lông là thân thể để tạo nên tác phẩm.Mực tàu ví như tâm hồn quyện với bút lông là thân thể để tạo nên tác phẩm.
Người xin chữ thường thích xin các chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”, “An Khang”, “Cát Tường” nhằm cầu mong sự bình yên cho gia đình.Người xin chữ thường thích xin các chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”, “An Khang”, “Cát Tường” nhằm cầu mong sự bình yên cho gia đình.
Các em nhỏ hay được bố mẹ xin cho chữ “Trí tuệ”, “Minh”, “Thành”, “Đạt”, “Đăng Khoa” để cầu học hành tấn tới.Các em nhỏ hay được bố mẹ xin cho chữ “Trí tuệ”, “Minh”, “Thành”, “Đạt”, “Đăng Khoa” để cầu học hành tấn tới.
Thư pháp ngoài được viết từ chữ Hán Nôm ra còn...

Thư pháp ngoài được viết từ chữ Hán Nôm ra còn...

... được các nhà thư pháp viết bằng chữ quốc ngữ.

... được các nhà thư pháp viết bằng chữ quốc ngữ.

Thường thì người xin chữ đều chọn những bức thư pháp to để treo trong nhà.

Thường thì người xin chữ đều chọn những bức thư pháp to để treo trong nhà.

Tuy nhiên nhiều em học sinh lại xin chữ trên một tấm giấy rất nhỏ để treo ở góc học tập.

Tuy nhiên nhiều em học sinh lại xin chữ trên một tấm giấy rất nhỏ để treo ở góc học tập.

Ngoài chữ thư pháp, những năm gần đây tranh thư pháp cũng được nhiều người lựa chọn.

Ngoài chữ thư pháp, những năm gần đây tranh thư pháp cũng được nhiều người lựa chọn.

Chữ thư pháp còn được viết lên rất nhiều chất liệu.

Chữ thư pháp còn được viết lên rất nhiều chất liệu.

Tục khai bút đầu xuân hay xin chữ trong văn hóa truyền thống Việt Nam bắt đầu từ tinh thần trọng chữ, trọng thầy. Một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ, phát huy.

Tục khai bút đầu xuân hay xin chữ trong văn hóa truyền thống Việt Nam bắt đầu từ tinh thần trọng chữ, trọng thầy. Một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ, phát huy.

Theo Đời sống
back to top