<div> <p style="text-align: justify;">Trao đổi với báo chí, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc <span>EVN</span>, từng cho biết: “Bản thân EVN cũng không muốn tăng giá điện nhưng đây là việc buộc phải làm, đảm bảo cho các nhà máy điện độc lập ngoài EVN có nguồn đầu tư”.</p> <p style="text-align: justify;">Để đánh giá tình hình tài chính của EVN, cần phân tích báo cáo tài chính của EVN trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trên website của EVN chỉ mới công bố báo cáo tài chính những năm 2014, 2015, 2016, 6 tháng 2017 và 6 tháng 2018.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Dau hoi ve hon 42.000 ty dong EVN gui khong ky han tai ngan hang hinh anh 1 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/28/dienluc(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption" style="text-align: justify;">Số dư tiền gửi ngân hàng của EVN ở thời điểm cuối quý II/2018 là <abbr class="rate-vnd">42.796 tỷ đồng</abbr>; số liệu của khoản mục này ở cuối năm 2017 là <abbr class="rate-vnd">32.363 tỷ đồng</abbr>.</td> </tr> </tbody> </table> <h3 style="text-align: justify;">Khó hiểu việc EVN gửi 42.000 tỷ không kỳ hạn</h3> <p style="text-align: justify;">Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018, số dư tiền gửi ngân hàng của EVN ở thời điểm cuối quý II/2018 là <abbr class="rate-vnd">42.796 tỷ đồng</abbr>; số liệu của khoản mục này ở cuối năm 2017 là <abbr class="rate-vnd">32.363 tỷ đồng</abbr> (trước đó, năm 2015, 2016, EVN có khoảng 8.000-<abbr class="rate-vnd">9.000 tỷ đồng</abbr> trên tài khoản và 6 tháng đầu năm 2017 là khoảng <abbr class="rate-vnd">20.000 tỷ đồng</abbr>).</p> <p style="text-align: justify;">Như vậy, rõ ràng khoản mục tiền và tương đương tiền (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng) của EVN tăng rất mạnh trong 2 năm qua (132% 6 tháng 2018, 162% năm 2017 và 222% 6 tháng năm 2018). Nhưng vấn đề là, tại sao EVN lại để số tiền lớn như vậy trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn?</p> <p style="text-align: justify;">So sánh lãi suất trên thị trường, có sự chênh lệch rất lớn giữa mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (chỉ ở mức 0,2%/năm) với mức lãi suất có kỳ hạn tối thiểu 1 tháng là 4,5%/năm và kỳ hạn 60 tháng, lãi suất có thể lên trên 6,8%/năm. Nếu áp mức lãi suất này vào trường hợp của EVN (số dư bình quân <abbr class="rate-vnd">37.000 tỷ đồng</abbr>, trong 6 tháng), chi phí cơ hội mất đi là vô cùng lớn, khoảng gần <abbr class="rate-vnd">800 tỷ đồng</abbr> (= <abbr class="rate-vnd">37.000 tỷ đồng</abbr> * (4,5%-0,2%) * 6/12).</p> <p style="text-align: justify;">“Nếu EVN quản trị tốt hơn dòng tiền, cơ cấu lại danh mục tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, hẳn nguồn lực tài chính khổng lồ này sẽ được sử dụng hữu ích hơn, tăng thu cho Tập đoàn hàng trăm tỷ đồng”, một chuyên gia cho biết.</p> <h3 style="text-align: justify;">Thêm gần <abbr class="rate-vnd">20.000 tỷ đồng</abbr> đầu tư tài chính… ngắn hạn</h3> <p style="text-align: justify;">Theo báo cáo tài chính 6 tháng năm 2018, số dư đầu tư tài chính của tập đoàn ở thời điểm cuối Quý II/2018 là <abbr class="rate-vnd">19.971 tỷ đồng</abbr>; số liệu của khoản mục này ở cuối năm 2017 là <abbr class="rate-vnd">17.915 tỷ đồng</abbr>.</p> <p style="text-align: justify;">Khoản mục này, theo như thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm cả các khoản mục tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (toàn bộ là ngắn hạn). Tuy nhiên, ở báo cáo này, số liệu chi tiết không được công bố và đương nhiên, mỗi kỳ hạn, mức lãi suất cũng sẽ khác nhau.</p> <h3 style="text-align: justify;">Nắm tiền khủng, nhưng thu thuần từ hoạt động tài chính âm lớn</h3> <p style="text-align: justify;">Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng 2018 của EVN cho thấy trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của Tập đoàn này ở mức 2.431 tỷ, so với số thu cùng kỳ năm trước là <abbr class="rate-vnd">3.663 tỷ đồng</abbr>; trong khi đó, chi phí tài chính mà EVN phải chi ra là <abbr class="rate-vnd">11.901 tỷ đồng</abbr>, cùng kỳ năm trước là <abbr class="rate-vnd">10.585 tỷ đồng</abbr>.</p> <p style="text-align: justify;">EVN đang vay nợ khoảng <abbr class="rate-vnd">374.825 tỷ đồng</abbr> dài hạn và hơn <abbr class="rate-vnd">22.000 tỷ đồng</abbr> ngắn hạn. Như vậy, lỗ thuần từ hoạt động tài chính của EVN là rất lớn (6 tháng đầu năm 2018 âm 9.470 tỷ, cùng kỳ 2017 âm 6.922 tỷ).</p> <p style="text-align: justify;">Câu hỏi đặt ra là, tại sao EVN, với nguồn lực tài chính khủng (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư tài chính tăng mạnh trong 2 năm qua, đạt hơn 62.000 tỷ nhàn rỗi ở thời điểm Quý II/2018), EVN lại có kết quả thu thuần từ hoạt động tài chính âm ngày một lớn? (chênh lệch âm tăng thêm 35% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tiền vay ngân hàng chỉ tăng hơn 2%).</p> <p style="text-align: justify;">Câu hỏi này cần được lãnh đạo EVN giải trình, làm rõ. Đây là yếu kém trong quản trị tài chính hay còn động cơ nào khác?</p> <p style="text-align: justify;">Còn nhớ, ngay cuối năm 2017, EVN đã từng bị Thanh tra Bộ Tài chính kết luận là hạch toán sai gần <abbr class="rate-vnd">2.000 tỷ đồng</abbr> nhưng tăng giá điện để bù lỗ.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, EVN đã không tuân thủ quy định của Chính phủ tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP năm 2015 của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, cụ thể: Theo quy định tại Điều 18, DNNN phải công bố BCTC năm không muộn hơn ngày 31/5 của năm liền sau năm báo cáo. Tuy nhiên, đến nay, EVN vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2017 trên website của mình và trên website về công bố thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch – Đầu tư cũng không có dữ liệu này.</p> <p style="text-align: justify;">Mặc dù EVN không hoàn toàn chấp hành theo đúng quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP, tuy nhiên, việc EVN đã thực hiện công khai một phần thông tin tài chính, tình hình hoạt động (như đã được khai thác tại bài viết này) là rất đáng hoan nghênh; bước đầu tạo ra cơ sở hữu hiệu để người dân, công luận giám sát việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước tại các doanh nghiệp, tránh các gian lận, sử dụng không hiệu quả, thất thoát, lãng phí các nguồn lực, tạo sức ép và động lực phát triển cho doanh nghiệp, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế.</p> <p style="text-align: justify;">Bài viết này là một minh chứng cụ thể cho việc người dân, công luận cùng phối hợp, giám sát việc đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nếu EVN có thể giải trình, làm rõ những vấn đề đặt ra trong bài viết, hẳn việc tăng giá điện sẽ được dư luận thông cảm, chia sẻ hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Theo Lao Động</p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Dấu hỏi về hơn 42.000 tỷ đồng EVN gửi không kỳ hạn tại ngân hàng
Để hơn 42.000 tỷ gửi không kỳ hạn ở ngân hàng và gần 20.000 tỷ đầu tư tài chính ngắn hạn, EVN có đang lãng phí các nguồn lực tài chính?
Tài sản đảm bảo lô trái phiếu 150 tỷ của Đầu tư TTC có gì?
Tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu gồm 11,4 triệu cổ phiếu SBT, cùng với 7,6 triệu cổ phiếu GEG do Đầu tư TTC nắm giữ.
T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao
Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland.
VINAMILK quý 3/2024: Doanh thu nội địa nỗ lực “vượt” bão YAGI
Tăng trưởng dương quý thứ 5 liên tiếp, doanh thu từ thị trường nước ngoài của Vinamilk giữ phong độ tốt để “về đích”, trong đó mảng xuất khẩu có nhiều điểm sáng. , thị trường nước ngoài mang về cho Vinamilk 8.349 tỷ đồng, tăng 15,7%.
Chuỗi tiện ích đậm chất hoàng gia Anh quốc của The King
Sở hữu các tiện ích nội ngoại khu vượt trội với bản sắc độc đáo, sức hút mạnh mẽ của The King (The London, Vinhomes Ocean Park, Ocean City) phản ánh một cách hoàn hảo chất lượng sống đẳng cấp, đậm chất quý tộc Anh.
Lợi thế “hái ra tiền” của căn hộ Princess’s Manor
Bất động sản sở hữu vị trí mặt tiền tuyến giao thông sầm uất luôn có sức hút mãnh liệt bởi mang lại lợi nhuận kép từ kinh doanh, cho thuê cùng tiềm năng tăng giá vững chắc. Sở hữu vị trí trực diện đại lộ Nam Sông Mã.
Đa chiều trải nghiệm, đa dạng tiện ích, các tháp cao tầng The Symphony
Là quần thể semi-compound tiên phong tại Đà Nẵng, Sun Symphony Residence chắt lọc những trải nghiệm sống - giải trí - nghỉ dưỡng thời thượng của thế giới để đem đến “trái tim” sông Hàn một tổ hợp all-in-one kiểu mẫu.
Vietjet mở lại đường bay Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc, Cần Thơ
Đáp ứng nhu cầu du lịch cao điểm cuối năm và bay Tết, du xuân năm mới, từ ngày 7/11/2024, Vietjet mở loạt đường bay các điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu Đà Nẵng - Đà Lạt, Đà Nẵng - Phú Quốc và Cần Thơ - Đà Lạt.
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế
Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Triều Phát: Nhận thầu khủng tại BR-VT nhưng nhiều năm báo lãi mỏng
Công ty TNHH Xây dựng Triều Phát - nhà thầu nổi tiếng tại Bà Rịa - Vũng Tàu trúng thầu hơn nghìn tỷ đồng nhưng lãi mang về khá mỏng.
Cơ hội đầu tư hiếm có tại Vinhomes Golden Avenue với cú hích
Vingroup vừa chính thức khởi công những tiện ích lần đầu xuất hiện tại TP Móng Cái, mở ra cơ hội đầu tư sinh lời độc đáo tại vùng biên.
Chiến lược dòng tiền thông minh với cơ hội đầu tư “4 tốt”
Sở hữu ưu thế vượt trội về sản phẩm, mức giá, khả năng thanh khoản và tiềm năng kinh doanh, phân khu Cát Tường (Vinhomes Global Gate, Đông Anh) đang là điểm nóng hút dòng tiền trên thị trường BĐS Hà Nội. Cơ hội đầu tư “4 tốt”.