Về thông tin hàm lượng styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20 mg/l) từ 1,3- 3,65 lần vừa đưa ra, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định: Đánh giá chất lượng nguồn nước không dựa trên chỉ tiêu styren, vì styren là dạng hợp chất hữu cơ, không màu, không tồn tại lâu trong nước.
Để đánh giá chất lượng nguồn nước theo thành phần hóa học thì trước tiên phải đánh giá về chỉ tiêu vi sinh vật, kim loại nặng, ô nhiễm về thuốc bảo vệ thực vật…
Theo vị chuyên gia này, người dân có thể tự kiểm tra chất lượng nước tại nhà nhanh nhất là thông qua mùi, vị và màu sắc. Nếu thấy nước có mùi lạ, vị lạ, màu sắc khác thường tức là chất lượng nước đang có vấn đề. Và cách tốt nhất là người dân không nên sử dụng mà báo ngay cho cơ quan chức năng để sớm có biện pháp xử lý, qua đó tiến hành kiểm tra để khắc phục.
Sau sự cố dầu thải nhà máy nước Sông Đà, nhiều gia đình phải tìm đến nước đóng bình để đảm bảo sức khỏe. |
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Sở này đã họp với các chuyên gia Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và môi trường, Cục Quản lý Môi trường (Bộ Y tế) và thống nhất sẽ giám sát toàn diện hơn, lấy mẫu nhiều hơn ở cả nhà máy, đường ống, trong hộ gia đình để có xét nghiệm, giám sát chặt chẽ hơn nữa về chất lượng nước sau sự cố nguy hiểm vụ “dầu thải nhà máy nước Sông Đà”.