Công dụng bất ngờ của hạt đậu ván trắng không phải ai cũng biết

Hạt đậu ván trắng có vị ngọt, hơi tanh, mùi thơm dịu (khi sao), tính hơi ôn, có tác dụng mát, thanh nhiệt, phòng cảm nắng, say nắng, bổ dưỡng, giải độc,...

Trao đổi trên Sức khỏe & Đời sống, BS Vũ Quốc Trung chia sẻ, đậu ván trắng là cây trồng lâu đời và phổ biến ở nước ta từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Nhân dân trồng đậu ván trắng xen với ngô để khi ngô được thu hoạch thân cây ngô lúc này là giá để cho đậu ván trắng leo.

Đậu ván trắng giúp giải độc. Ảnh SK&ĐS

Đậu ván trắng giúp giải độc. Ảnh SK&ĐS

Đó là một nguồn nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt đậu ván trắng chứa 22,7% protid trong đó có các acid amin như arginin, lysin, tryptophan, tyrosin; 57% tinh bột; 1,8% chất béo; các vitamin A, B1, B2, C; đường, các men tiêu hóa.

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu của đậu ván trắng là hạt, thu hái vào tháng 8-10, lúc trời khô ráo ở quả chín già, vỏ ngoài có màu vàng, đem về, bóc vỏ lấy hạt, phơi hoặc sấy khô. Hạt tốt phải to, mẩy, hình trứng tròn, màu trắng nhạt hoặc vàng ngà, nhẵn hơi bóng, có khi có chấm đen, ở mép hạt có u lồi màu trắng; chất cứng chắc; không dùng hạt màu tía (đậu ván tía). Khi dùng, để uống hoặc sao vàng.

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, hạt đậu ván trắng, tên thuốc là bạch biển đậu hay bạch đậu, có vị ngọt, hơi tanh, mùi thơm dịu (khi sao), tính hơi ôn, có tác dụng mát, thanh nhiệt, bổ dưỡng, giải độc, trừ thấp.

Đậu ván trắng bổ dưỡng, hạ nhiệt, giải độc, phòng cảm nắng, say nắng. Ảnh SK&ĐK

Đậu ván trắng bổ dưỡng, hạ nhiệt, giải độc, phòng cảm nắng, say nắng. Ảnh SK&ĐK

Cách sử dụng đậu ván trắng

Chữa phát sốt, phiền táo, tiểu tiện không thông: Đậu ván trắng để cả vỏ 50g, sắc kỹ với nước, chắt lấy nước, để nguội, chia thành 2 phần, uống trong ngày.

Phòng cảm nắng trong các tháng hè, mệt nhọc, khát nước: Đậu ván trắng 9g, lá vối 8g, cam thảo (nướng) 4g; sắc nước uống thay trà trong ngày.

Chữa cảm sốt, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy: Đậu ván trắng 12g, hoắc hương 9g, sắc uống thay trà, uống trong ngày.

Chữa sốt nóng hầm hập, cơ thể bứt rứt, khó ngủ: Hạt đậu ván trắng 24g, vỏ quả dưa hấu 24g, thân rễ trúc diệp 24g, lá sen 24g, sắc nước uống.

Chữa đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, tiểu tiện ít: Hạt đậu ván trắng 12g, rau má 10g (sao vàng), sa nhân 8g, hoắc hương 8g, hương phụ 8g, hạt mã đề 8g, gừng 2g, sắc uống

Miệng nôn trôn tháo, chân tay bị chuột rút: Hoa đậu ván 15-20g, cho vào nồi luộc với 1 quả trứng gà; ăn trứng và uống nước thuốc.

Chữa bệnh đường tiết niệu, tiểu ra máu: Lá đậu ván tươi 20-30g, sao vàng, sắc với nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa bệnh ban xuất huyết: Đậu ván trắng 100g, hồng táo (táo tàu) 20g, đường phèn 50g; tất cả cho vào nối sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày.

Thuốc giải độc: Đậu ván trắng 1kg, rang chín, nghiền thành bột mịn, hòa với nước sôi để nguội uống ngày 3 lần, mỗi lần 12g, liên tục trong nhiều ngày, có tác dụng giải độc rất tốt.

Trong trường hợp bị ngộ độc, để sơ cứu, có thể nghiền nát 20g hạt đậu ván trắng sống, hòa với nước sôi để nguội uống .

Chữa ngộ độc nấm độc: Lá hoặc quả đậu ván trắng phối hợp với lá khế, lá lốt, mỗi thứ 30 - 50g, để tươi, rửa sạch, vò nát, lọc lấy nước uống.

Ngoài những tác dụng trên, người ta còn nhai lá đậu ván trắng tươi với ít muối, nuốt nước dần dần để chữa viêm họng.

Phòng chứng tiêu chảy ở trẻ em: Hạt đậu ván trắng 8g (sao vàng), vỏ cây vối 8g, mạch nha 6g nấu với nước uống.

Trao đổi trên VTC News, Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội khẳng định, đậu ván trắng không có độc, nó còn là vị thuốc giải quyết các vấn đề tiêu hoá. Đậu ván trắng còn được gọi là bạch biển đậu, biển đậu, bạch đậu, dùng trong rất nhiều bài thuốc để kích thích tiêu hoá.

Đậu ván trắng là cây leo sống nhiều năm, phân nhánh, cao 3m hoặc hơn. Lá 3 chét, hình trứng nhọn, mọc so le, không lông ở mặt trên, ít lông ở mặt dưới. Hoa tím thành chùm thưa ở nách lá. Quả đậu màu lục nhạt, đầu quả mỏ nhọn, cong. Hạt màu trắng có mồng ở mép. Cũng có loại hạt màu đen, màu vàng nhưng ít dùng làm thuốc. Hoa, lá, quả non luộc, xào ăn. Quả già lấy hạt nấu chè, làm nhân bánh, làm tương như đậu tương và làm thuốc.

Hạt đậu ván trắng trước khi làm thuốc lưu ý cần sao qua sau đó phối hợp với các vị thuốc khác.

“Trường hợp độc có thể xảy ra khi vì lợi nhuận mà người bán ngâm, tẩm ướp hoá chất không được phép để bảo quản, chống mối mọt hạt đậu”, Lương y Bùi Đắc Sáng nói.

Trong y học cổ truyền, hạt đậu ván trắng làm thuốc có vị ngọt, tính hơi ấm. Quy kinh: Tỳ, Vị. Tác dụng: Giải độc, tăng sức tiêu hóa, bổ dưỡng. Liều dùng: 20-30g (hạt), sắc uống hoặc tán bột uống.

Một số món ăn bài thuốc có đậu ván được Lương y Bùi Đắc Sáng giới thiệu:

1. Chữa xốn xáo, nôn mửa, ỉa chảy: Đậu ván trắng 20-30g. Sắc uống hoặc tán bột uống.

2. Chữa mùa hè thổ tả: Đậu ván trắng sao 20 30g, dấm vừa đủ. Tán bột uống với giấm (pha loãng).

3. Chữa mùa hè cảm sốt, bụng xốn xáo, nôn mửa, đầy bụng không tiêu hoặc ỉa chảy: Đậu ván trắng 20-30g, Hậu phác 16 g, Hương nhu 16g. Sắc uống.

4. Chữa tỳ vị hư yếu: Đậu ván trắng sao 80g, Hoài Sơn 80g, Ý dĩ nhân 80g. Tán bột mịn, hoàn viên, uống 16-24g/ngày, lúc đói.

Theo Đời sống
Thực phẩm giúp nhanh khỏi đau nhức xương khớp

Thực phẩm giúp nhanh khỏi đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi bị đau nhức xương khớp, ngoài việc chữa trị cũng nên bổ sung các thực phẩm giúp bệnh nhanh khỏi.
back to top