Thế nhưng hy vọng đã loé lên sau thành công của mRNA, công nghệ giúp điều chế các loại vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có sản phẩm của Moderna.
Mục tiêu của vắc xin được thử nghiệm lần này là kích hoạt cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể được gọi là “kháng thể trung hoà trên diện rộng”, gọi tắt là bnAbs, có thể chống lại nhiều biến chủng HIV đang lưu hành ngày nay.
Vắc xin này được thiết kế để dạy các tế bào lympho B (một phần trong hệ miễn dịch) tạo ra kháng thể.
Trong thử nghiệm lần này, các tình nguyện viên sẽ được tiêm chất sinh miễn dịch, có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, sau đó là chất sinh miễn dịch tăng cường. Những chất này được đưa vào cơ thể bằng công nghệ mRNA.
Các chất tạo miễn dịch trong thử nghiệm này được IAVI và Viện nghiên cứu Scripps thực hiện, với sự hỗ trợ của Quỹ từ thiện Bill & Melida Gates và Viện Quốc gia về Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm của Mỹ.
Một thử nghiệm được tiến hành vào năm ngoái với chất tạo miễn dịch đầu tiên nhưng không sử dụng công nghệ mRNA. Kết quả cho thấy phản ứng miễn dịch mong muốn đã được kích hoạt ở hàng chục người tham gia nghiên cứu.
Bước tiếp theo sẽ là đưa vắc xin của Moderna với công nghệ mRNA vào thử nghiệm.
“Nỗ lực tìm kiếm vắc xin HIV mất nhiều thời gian và gặp nhiều thách thức, và việc có được công cụ mới cho các chất tạo miễn dịch và nền tảng có thể là chìa khoá để đạt được tiến bộ nhanh chóng để có được một vắc xin HIV hiệu quả và cần thiết”, ông Mark Feinberg, tổng giám đốc điều hành của IAVI, nói.