Có gì trong ngôi nhà cổ đẹp nguyên bản sau 200 năm?
Hoàng Minh (tổng hợp)
Trải qua 6 đời, với một số lần sửa chữa, tu bổ, nhìn bên ngoài như mang dáng dấp của kiến trúc phương Tây, nhưng bên trong ngôi nhà vẫn giữ được nét đặc trưng của nhà ở dân gian Nam Bộ.
chia sẻ
Ngôi nhà của vợ chồng bà Đoàn Thị Trí được xem là lâu đời nhất tại làng cổ Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, Tiền Giang) mang kiến trúc kiểu nhà rường Huế nhưng đậm chất Nam bộ. Ảnh: Baoapbac
Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là vợ chồng ông Lê Văn Ký và bà Phạm Thị Lầu. Nhà được xây vào năm 1818 và hoàn thành năm 1821. Ảnh: Anvietnam
Ông Lê Quang Xoát (chồng bà Trí) là hậu duệ đời thứ 5 của ngôi nhà cổ nhưng 40 năm qua, bà Trí là người thay chồng trực tiếp trông nom và gìn giữ ngôi nhà. Ảnh: Vnexpress
Ngôi nhà rộng 750 m2 được xây dựng theo kiến trúc kiểu nhà rường của Huế. Ảnh: Vnexpress
Nhà gồm ba gian, hai chái, hình chữ Đinh cùng các hoa văn chạm khắc, trang trí công phu. Ảnh: Happnest
Mái nhà lợp theo lối âm dương điển hình của kiến trúc cổ. Ảnh: Happnest
Trước sân lát gạch tàu, trang trí chậu kiểng, cổng tam quan. Ảnh: Happnest
Từ cột, kèo, vách, sàn cho đến bàn thờ đều được làm bằng gỗ quý như lim, căm xe. Ảnh: Anvietnam
Các hoa văn chim chóc, rồng phượng, lá cành trên cánh cửa, cột nhà... được chạm trổ công phu vẫm còn nguyên bản. Ảnh: Vnexpress
Gian chính là nơi thờ tự, được xây dựng theo kiểu nhà rường xiên trính, có 24 cột gỗ căm xe không chạm, kê trên táng đá xanh... Ảnh: Vnexpress
Không chỉ có lối kiến trúc độc đáo, bên trong ngôi nhà cổ còn lưu giữ nhiều cổ vật quý: 6 bàn thờ, 2 bộ trường kỷ, 4 bộ bao lam, bộ án thờ, bộ bàn ghế... được chạm trổ long, phụng... Ảnh: Happnest
Trong vườn nhà là cây trái xum xuê. Ảnh: Anvietnam
Đến nay, ngôi nhà vẫn giữ kiến trúc nguyên bản và được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2014. Ảnh: Anvietnam
Trong khi nguồn tài nguyên trên Trái Đất ngày càng cạn kiệt, các nhà khoa học đang tìm kiếm "Trái đất thứ hai". Họ tin rằng, việc biến sao Hỏa thành “Trái Đất thứ hai” là có khả năng.
Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn với đạn tên lửa hành trình diệt hạm Sông Hồng hiện đại do Việt Nam sản xuất thu hút sự quan tâm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 đang diễn ra ở Hà Nội.
Máy bay TP-150 có thể chạy bằng xăng A95 xuất hiện tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hàng không Việt Nam, cho thấy nỗ lực và khát vọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam là điểm nhấn đáng chú ý tại khu vực trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng của lực lượng vũ trang và nhân dân miền Bắc.
Phiên bản S cực hiếm của Ford RS200 có công suất 350 mã lực và mọi tùy chọn có sẵn để tăng khả năng lái xe, chỉ có 4 xe như vậy có màu đỏ được sản xuất trên thị trường.
Màn trình diễn nghệ thuật mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam tại lễ khai mạc triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Màn trình diễn võ thuật, máy bay chiến đấu trên bầu trời, chó nghiệp vụ...đặc sắc của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã làm mãn nhãn người theo dõi tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.