<div> <div> <div> <p class="Normal">Các ổ dịch xâm nhập ở các địa phương khác cũng đã được khoanh vùng xử lý triệt để ngay, ông Trần Như Dương, người trực tiếp tham gia Đoàn công tác chống dịch của Bộ Y tế tại Hải Dương, cho biết.</p> <p class="Normal">"Tuy nhiên, chống dịch chưa bao giờ là đơn giản, luôn có những tình huống mới nảy sinh phức tạp. Chính vì vậy, tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng không được phép lơ là, chủ quan và phải cùng nhau chống dịch với những nỗ lực cao nhất", ông Dương nói.</p> <p class="Normal">Đợt dịch lần này, trong 10 ngày ghi nhận hơn 400 ca nhiễm tại 12 tỉnh thành phố, trong đó nhiều nhất là ở tỉnh Hải Dương. Bộ Y tế đã ngay lập tức huy động hàng nghìn chuyên gia ở tất cả lĩnh vực chuyên môn, cung cấp trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất hỗ trợ kịp thời cho các địa phương như Hải Dương, Điện Biên, Gia Lai. Đến nay tình hình dịch bệnh trên cả nước đã được kiểm soát tốt.</p> <p class="Normal">Ông Dương đánh giá đợt dịch lần này ngành y tế phải đối mặt với "kẻ thù" nguy hiểm hơn, đó là biến chủng nCoV Anh. Biến chủng này có đặc điểm là lây lan rất nhanh và mạnh. Thách thức đặt ra là phải truy vết, xét nghiệm thật nhanh trên diện rộng với số lượng lớn. Để đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm trong tình hình mới, ngành y tế phải thay đổi chiến lược gộp mẫu xét nghiệm.</p> <p class="Normal">"Trước đây chủ yếu xét nghiệm mẫu đơn hoặc ngộp mẫu 5, thì nay Bộ Y tế cho phép gộp 10-12 mẫu trong một lần xét nghiệm để đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm mẫu rất lớn", ông Dương nói. "Gộp theo hộ gia đình hoặc trong một nhóm cùng cơ quan, đơn vị có thể lên tới 16 mẫu. Nhóm mẫu nào xuất hiện dương tính thì lập tức cho cách ly ngay và tiến hành tách ra xét nghiệm mẫu đơn để phát hiện chính xác được người nhiễm virus. Cách làm này vừa nhanh lại tiết kiệm được rất nhiều sinh phẩm".</p> <p class="Normal">Theo ông Dương, chiến lược gộp mẫu hoàn toàn có cơ sở khoa học vững chắc và rõ ràng. Có rất nhiều nghiên cứu quốc tế cũng như nhiều nước đã áp dụng chiến lược này. Tại Việt Nam với sự thận trọng và khoa học, Bộ Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương triển khai nghiên cứu, phát triển quy trình chuẩn của việc gộp mẫu.</p> <p class="Normal">"Kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã khẳng định việc gộp nhiều mẫu trong một lần xét nghiệm là hoàn toàn khả thi, chính xác, tin cậy với độ nhậy và độ đặc hiệu cao tương đương như khi ta làm mẫu đơn", ông Dương nói. Chính nhờ có những căn cứ khoa học rõ ràng như vậy mà Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn thực hiện xét nghiệm mẫu gộp trong toàn quốc.</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> </figure> </div> </div> </div> <meta content="https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2021/02/07/1-3208-1612671831.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=SwjKcao1eMMPtHucvQLgaw" itemprop="url" /> <meta content="640" itemprop="width" /> <meta content="360" itemprop="height" /> <meta content="" itemprop="href" /> <div class="fig-picture"><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2021/01/01/i1-suckhoe-vnecdn-net_1-3208-1612671831.jpg 1x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2021/02/07/1-3208-1612671831.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WhtqQd_cZz-RHsSzT1L_OA 1.5x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2021/02/07/1-3208-1612671831.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=QP_R5Glkdq6ItzBwV5855g 2x" /><img alt="Ông Trần Như Dương, người trực tiếp tham gia Đoàn công tác chống dịch của Bộ Y tế tại Hải Dương. Ảnh: Bộ Y tế." src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/01/i1-suckhoe-vnecdn-net_1-3208-1612671831.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p class="Image">Ông Trần Như Dương, trực tiếp tham gia Đoàn công tác chống dịch của Bộ Y tế tại Hải Dương. Ảnh: <em>Bộ Y tế.</em></p> </figcaption> <p class="Normal">Ông Dương nhấn mạnh, Tết đang đến rất gần, tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, mỗi người dân đón Tết vui tươi nhưng cần nhớ giữ an toàn cho mình và cho mọi người. Cần thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế đó là đeo khẩu trang, khử khuẩn tay, không tụ tập, giữ khoảng cách và khai báo y tế.</p> <p class="Normal">"Không nên đi đến những vùng đang có dịch", ông Dương khuyến cáo.</p> <p class="Normal">Một số thói quen có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cũng cần thay đổi như thay vì đi từng nhà gặp gỡ trực tiếp để chúc Tết thì hãy trở thành công dân thời 4.0: chúc Tết qua mạng, chúc Tết qua các ứng dụng Internet, nhắn tin, gọi điện... Thay vì mừng tuổi, lì xì bằng tiền mặt hoặc bằng bao lì xì, thì có thể gửi thiếp chúc mừng qua mạng.</p> <p class="Normal">"Tôi nghĩ trong lúc này mọi người đều thông cảm cả và đều hiểu rằng an toàn mới là quan trọng nhất", ông Duơng nói.</p> <p class="author_mail"><strong>Lê Nga</strong></p> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Chuyên gia dịch tễ: 'Các ổ dịch nguy hiểm đã được khóa chặt'
Phó giáo sư Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, nhận định tình hình các ổ dịch nguy hiểm nhất cơ bản đã được khống chế và được khóa chặt, không còn khả năng lây lan cho cộng đồng.
Cứu bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc bởi ảnh hưởng vết mổ 3 năm trước
Đau nhức răng, ăn uống khó... đi khám mắc nang chân răng R22
Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu nhiều trường hợp bị rắn đuôi đỏ cắn
Sốc nhiễm khuẩn nặng vì nhiễm xoắn khuẩn vàng da
10 sự kiện nổi bật của Ngành Y tế TP HCM trong năm 2024
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh tai mũi họng
Bệnh về tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát và dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim.
80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, dự phòng cách nào?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn... Vì vậy, dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp từ trước khi phẫu thuật đến 5 năm sau điều trị.
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
Thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thấp làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến triển nhanh thành suy hô hấp có thể đe doạ tính mạng... nên cần chú ý.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đa số nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng...
Loài rau là kho chứa canxi, cực bổ dưỡng, nhiều người không biết toàn bỏ đi
Hầu hết bộ phận của củ cải trắng đều có lợi cho sức khỏe, kể cả lá. Lá củ cải rất bổ dưỡng, chứa 150 đến 350 mg canxi trên 100 gam lá rau.
2 khung giờ "vàng" tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến thời gian tập.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não
Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
Trời lạnh... coi chừng đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Thời tiết lạnh, không chỉ người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc đột quỵ và đột tử. Nhiều người hay nhầm lẫn khái niệm “đột quỵ” và những trường hợp tử vong đột ngột do bệnh lý tim mạch là giống nhau.