Chuối hột nhiều công dụng

Chuối hột còn được gọi là chuối chát, tên khoa học Musabalbisiana Golla, họ chuối (Musacea). Ngoài các thành phần chất dinh dưỡng tốt như đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao, vì vậy chuối có vị chát nhiều hơn ngọt.

Chữa lợi tiểu, phù thũng

Chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi; quả chuối hột xanh chữa hắc lào, vỏ chuối hột chữa kiết lỵ, củ chuối hột chữa cảm nắng, sốt cao…

Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc” (NXB Y học – 1963), lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng, chữa cả chứng tiêu khát.

Nước sắc quả chuối hột dùng chữa bệnh đái rắt; lá và vỏ quả chuối khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng.

Bài sỏi, trị đau dạ dày

Chuối hột được biết đến nhiều nhất  là để chữa sỏi thận. Dùng chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) 7 quả, thái mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ sau đó sắc với ba bát nước ăn cơm, còn 1 bát, uống lúc còn nóng khi no. Mỗi lần 1 bát, ngày 4 bát. Hay có thể cho vào ấm, đổ nước sôi và hãm như hãm trà. Ngày uống 3- 4 ấm. Chỉ cần uống trong khoảng 1 tháng, sỏi thận sẽ tan và tống ra ngoài theo đường tiểu tiện.

Người vừa bị sỏi thận, vừa bị dạ dày có thể làm theo cách, đem 10 quả chuối hột xanh rửa sạch và thái lát thật mỏng. Đem tất cả lát chuối đi sao vàng và để chảo chuối xuống đất trong 3 ngày. Sau 3 ngày, bỏ chuối vào lọ có nắp đậy để bảo quản. Mỗi ngày, đem 1 vốc chuối ra hãm với 1,5 lít nước sôi, dùng để uống như một loại trà.

Uống nước chuối hột 2-3 tuần sẽ cảm thấy dạ dày bớt đau, các triệu chứng đau quặn thắt bụng hay chán ăn, buồn nôn giảm nhanh chóng. Uống nước này cũng giúp điều trị bệnh sỏi thận, làm giảm kích thước viên sỏi, nếu là các viên sỏi nhỏ thì có thể tự tiêu sau vài tháng uống nước chuối hột.

Để chữa bệnh đái tháo đường, đào lấy củ cây chuối hột rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Hoặc chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc, lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) để uống.

Điều trị bệnh huyết áp

Người huyết áp cao do bệnh thận kết hợp béo phì dùng chuối hột sắp chín (để cả vỏ) thái lát mỏng, phơi khô kỹ, sao qua chừng một nắm. Kết hợp cùng củ ráy rừng gọt vỏ, thái lát, ngâm ngập trong nước gạo đặc 2 giờ, rửa sạch, phơi khô, sao nhỏ lửa (sao kỹ), lượng bằng 1/3 lượng chuối hột. Cả hai thứ sắc với 3 bát nước lấy một bát, uống ngày hai lần.

Huyết áp cao do có bệnh thận với người gầy chỉ dùng chuối hột, bỏ ráy rừng, sắc uống như trên.

Để trị bệnh hắc lào, dùng quả chuối hột còn xanh cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương liên tục 7-8 ngày. Với trẻ táo bón, lấy 1-2 quả chuối hột chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội, cho ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được. Khi cảm, sốt, đào lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy một chén nước cho uống.

BS. Xuân Ba

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top