Chứng khoán ngày 13/2: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 13/2.

Khuyến nghị mua GMD với giá mục tiêu 55.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh khuyến nghị cho GMD từ MUA còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG và giảm giá mục tiêu từ 55.700 đồng/cổ phiếu còn 55.500 đồng/cổ phiếu. VCSC điều chỉnh khuyến nghị cho GMD do giá cổ phiếu GMD đã tăng 26% trong 3 tháng qua.

VCSC giảm giá mục tiêu do giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023/2024 thêm 4%/8%, được bù đắp một phần nhờ tác động tích cực của số dư tiền mặt đạt 1,4 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2022 so với 731 tỷ đồng vào cuối quý 3/2022.

VCSC tiếp tục tính đến tác động pha loãng vào các dự báo và định giá đến từ đợt phát hành quyền sắp tới, gồm khoảng 100,5 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu đã được cổ đông thông qua tại ĐHCĐ tháng 4/2022 của GMD.

Năm 2022, LNST sau lợi ích CĐTS của GMD tăng 63% YoY lên 995 tỷ đồng, chủ yếu nhờ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của GMD, đóng góp lợi nhuận cả năm từ cảng Gemalink và tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ từ các công ty liên kết khác.

Trong năm 2023, VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS thêm 4% còn 962 tỷ đồng (-3% YoY) dù tăng dự báo doanh thu thêm 3%, chủ yếu do hạ thấp kỳ vọng về lợi nhuận của Gemalink trong bối cảnh hoạt động thương mại hạ nhiệt tại miền nam.

Duy trì quan điểm rằng GMD là công ty hưởng lợi chính từ việc gia tăng hoạt động sản xuất tại Việt Nam trong dài hạn. Nhà vận hành cảng được kỳ vọng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong 3 năm tới nhờ Gemalink.

Rủi ro (Yếu tố hỗ trợ): Tăng trưởng thấp hơn (cao hơn) về sản lượng và/hoặc thuế quan; phát triển chậm hơn (nhanh hơn) mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam.

Chung khoan ngay 13/2: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 13/2?

Khuyến nghị khả quan VHC với giá mục tiêu 68.500 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) công bố KQKD quý 4/2022 thấp với doanh thu đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (-8% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 190 tỷ đồng (-58% YoY).

Mặt khác, KQKD năm 2022 của VHC cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu đạt 12,2 nghìn tỷ đồng (+46% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 2 nghìn tỷ đồng (+80% YoY). Doanh thu và LNST của VHC năm 2022 lần lượt hoàn thành 91% và 90% so với dự báo cả năm, thấp hơn so với kỳ vọng do nhu cầu trong quý 4/2022 giảm mạnh hơn dự kiến.

Trong năm 2022, doanh thu theo cơ sở tương đương của VHC (cụ thể là hoạt động kinh doanh cá tra cốt lõi không bao gồm Sa Giang - công ty con sản xuất bánh phồng tôm mà VHC đã hợp nhất kể từ tháng 1/2021) tăng 50% YoY và đến từ doanh số bán phi lê cá tra đông lạnh và các sản phẩm liên quan tăng 49% YoY (như cá tẩm bột, mỡ cá, bột cá và thức ăn chăn nuôi), ngoài doanh số mảng C&G tăng trưởng 38% YoY nhờ nhu cầu toàn cầu cao từ các lĩnh vực mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe và thực phẩm.

LNST sau lợi ích CĐTS tăng trưởng mạnh trong năm 2022 là nhờ (1) lợi nhuận gộp tăng 69% YoY nhờ giá bán tăng, (2) chi phí bán hàng & hành chính/doanh thu giảm 70 điểm cơ bản YoY từ 6,1% trong năm 2021 còn 5,4% trong năm 2022 và (3) thu nhập ròng khác dương năm 2022 so với khoản lỗ vào năm 2021.

Dựa trên ước tính, biên LN gộp của VHC trước dự phòng hàng tồn kho tăng 5,6 điểm % YoY đạt 24,8% trong năm 2022 do (1) giá bán phi lê trung bình cao hơn - đặc biệt là ở Mỹ - và (2) VHC hưởng lợi từ việc tỷ giá USD/VND tăng.

VCSC lưu ý rằng giữa các quý, VHC thường ghi nhận các khoản dự phòng hàng tồn kho và hoàn nhập các khoản dự phòng này, điều này có thể làm phức tạp thêm việc diễn giải biến động biên LN gộp liên quan đến giá bán và chi phí đầu vào.

Trong năm 2022, VHC đã ghi nhận 313 tỷ đồng dự phòng hàng tồn kho, mà VCSC cho là do tình trạng hàng tồn kho tăng cao ở Mỹ khi nhu cầu chững lại và tương phản với khoản hoàn nhập dự phòng vào năm 2021.

Trong quý 4/2022, LNST sau lợi ích CĐTS của VHC giảm 58% YoY, nguyên nhân là do (1) chi phí sản xuất và đầu vào tăng và (2) sản lượng tiêu thụ giảm, theo ban lãnh đạo cho biết.

VHC ghi nhận mức giảm sản lượng tại các thị trường trọng điểm - bao gồm Mỹ (-26% YoY) và Trung Quốc (-61% YoY) - khi lượng tiêu thụ giảm tốc trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều thách thức. Trong khi đó, VHC duy trì doanh số bán hàng tốt hơn ở Châu Âu (+19% YoY) và các thị trường còn lại (+41% YoY) trong quý 4/2022.

Khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 109.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA dành cho FPT khi lạc quan về triển vọng tăng trưởng dài hạn của các mảng kinh doanh chính của công ty: Dịch vụ CNTT, Giáo dục và Dịch vụ Viễn thông.

VCSC tăng giá mục tiêu thêm 4% một phần do tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025 thêm 1%, chủ yếu đến từ dự báo cao hơn 10% về lợi nhuận ròng của mảng Xuất khẩu phần mềm (XKPM) vào năm 2023 khi chúng tôi tin rằng chi tiêu CNTT toàn cầu cho dịch vụ số hóa sẽ đạt mức tăng trưởng 2 chữ số trên các thị trường trọng điểm.

Giá mục tiêu tương ứng P/E năm 2023 của FPT đạt 21 lần, VCSC cho rằng mức P/E này là hợp lý với triển vọng lợi nhuận khả quan của công ty. VCSC dự báo CAGR EPS giai đoạn 2022-2025 đạt 20%.

Rủi ro: Cạnh tranh gay gắt từ các công ty viễn thông tích hợp cung cấp cả dịch vụ băng thông rộng cố định và di động; chi tiêu CNTT toàn cầu giảm mạnh hơn dự kiến.

Theo Đời sống
back to top