Chứng khoán có đà tăng mạnh trong tháng 6

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự phân hóa dòng tiền giữa các nhóm nhà đầu tư và các ngành trong tháng 5. Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình thấp ở các ngành công nghệ thông tin, thép,... tài chính ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.

Theo SI Research, dòng tiền đầu tư toàn cầu trong tháng 5 ghi nhận một số tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn thận trọng tháng 4, dòng tiền quay trở lại mạnh mẽ vào các quỹ cổ phiếu, đặc biệt thị trường phát triển, với giá trị ròng 44,2 tỷ USD.

Dòng tiền đầu tư toàn cầu và tại Việt Nam

Quỹ trái phiếu cũng tiếp tục đà tăng trưởng tháng thứ 17 liên tiếp, thu hút 52,9 tỷ USD. Dòng tiền vào thị trường tiền tệ cũng đảo chiều ấn tượng với 84,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, thị trường cũng tiềm ẩn rủi ro. Các nhà đầu tư thận trọng hơn khi giải ngân vào thị trường Mỹ, tỷ trọng tiền mặt ở mức thấp và tâm lý lo ngại về lãi suất, tỷ giá và biến động chính trị.

Dòng vốn đầu tư cổ phiếu theo tháng (tỷ USD)

Dòng vốn đầu tư cổ phiếu theo tháng (tỷ USD)

Dòng tiền tại Việt Nam có diễn biến tích cực hơn so với tháng trước. Đà rút vốn từ các quỹ ETF chậm lại đáng kể, chỉ giảm 1,8 nghìn tỷ đồng. Dòng tiền chủ động phân hóa, với xu hướng rút ròng ở những quỹ đa quốc gia và đầu tư nhẹ vào quỹ chỉ tập trung vào Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường vẫn chịu ảnh hưởng bởi rủi ro vĩ mô. Dòng vốn ngoại tiếp tục bán ròng mạnh, tập trung vào nhóm ngân hàng và bất động sản. Kỳ vọng tích cực vào bản dự thảo thông tư hỗ trợ thanh toán cho nhà đầu tư tổ chức được xem là điểm sáng tiềm năng trong thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam tháng 5/2024

Nền kinh tế ghi nhận điểm sáng từ sản xuất chế biến chế tạo và xuất nhập khẩu. Chỉ số sản xuất chế biến chế tạo (IIP) tăng 3,9% so với tháng trước với hầu hết ngành đều phục hồi.

Kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất cho xuất khẩu.

Dòng vốn từ các quỹ chủ động chỉ đầu tư vào Việt Nam (triệu USD).

Dòng vốn từ các quỹ chủ động chỉ đầu tư vào Việt Nam (triệu USD).

Giải ngân vốn FDI trong 5 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực, vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh cũng tăng cao, đạt 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ và phần lớn giải ngân vào lĩnh vực chế biến chế tạo (78% tổng vốn giải ngân). Tuy nhiên, tiêu dùng trong nước vẫn chưa bứt phá, giải ngân đầu tư công chậm so với kế hoạch, chỉ đạt 22,4% kế hoạch.

Tuy lạm phát bình quân 5 tháng đầu năm vẫn trong vùng kiểm soát (4,03%), áp lực lên lạm phát sẽ cao hơn trong tháng 6 khi giá thực phẩm và xăng dầu đang trong xu hướng tăng mạnh. Lãi suất huy động tăng, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cho KHTC vẫn thấp. Tỷ giá liên ngân hàng, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và tỷ giá tự do đều tăng so với cuối năm 2023.

Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng các kênh tín phiếu, lãi suất mua kỳ hạn và bán ngoại hối để cân đối cung cầu ngoại tệ, giảm áp lực đầu cơ. Cho phép 4 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà nước và SJC bán vàng bình ổn giúp giá vàng SJC giảm 20%

Thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường ghi nhận tháng 5 đầy biến động nhưng vẫn kết thúc với sắc xanh, tăng 52 điểm (4,32%) so với tháng trước, đạt 1.261,72 điểm. Đây là kết quả tiếp nối đà hồi phục từ cuối tháng 4, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường ngoại hối và vàng, giúp giải tỏa tâm lý nhà đầu tư.

Dòng tiền nội địa tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, với khối lượng mua ròng đạt 20 nghìn tỷ đồng trong tháng và 40 nghìn tỷ đồng từ đầu năm. Tuy nhiên, thị trường chứng kiến sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngành.

Kinh tế Quý II năm 2024 được dự đoán tăng trưởng nhờ sản xuất và xuất khẩu, tiêu dùng, tâm điểm tháng 6 là nghị quyết được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 7.

Kinh tế Quý II năm 2024 được dự đoán tăng trưởng nhờ sản xuất và xuất khẩu, tiêu dùng, tâm điểm tháng 6 là nghị quyết được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 7.

Nhóm thu hút dòng tiền chủ yếu là bán lẻ, tài nguyên cơ bản, ô tô phụ tùng và du lịch giải trí, trong khi nhóm chịu áp lực bán ròng bao gồm bất động sản dân cư, ngân hàng, công nghệ thông tin và bất động sản khu công nghiệp.

Xu hướng phân hóa này phản ánh tâm lý nhà đầu tư thận trọng trước rủi ro lãi suất tăng và áp lực bán ròng của khối ngoại. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng thị trường, đặc biệt là đối với nhóm ngành có kết quả kinh doanh quý I tích cực và tiềm năng tăng trưởng cao như du lịch giải trí, bán lẻ, dầu khí, điện và phân bón.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ (VNSmallcap và VNMidcap) cũng ghi nhận hiệu suất vượt trội so với nhóm VN30, cho thấy xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao hơn. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao 21,8 nghìn tỷ đồng/phiên, cho thấy sự quan tâm và tham gia tích cực của nhà đầu tư.

Luận điểm đầu tư và khuyến nghị

Tín hiệu kỹ thuật cho thấy, thị trường vẫn còn động lực đi lên trong tháng 6, nhưng khó có sự bứt phá và cần phải thận trọng chuẩn bị cho các nhịp “pullback” do cung chốt lời và việc hạ tỷ trọng đòn bẩy của nhà đầu tư khi tiến về cuối Quý II. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán vừa trải qua giai đoạn biến động mạnh, từ điều chỉnh đến phục hồi và cần thời gian để củng cố cung cầu trên vùng đỉnh cũ.

Biểu đồ Nhóm duy trì và Nhóm đảo chiều trong tháng 5/2024. Nguồn: SSI Research

Biểu đồ Nhóm duy trì và Nhóm đảo chiều trong tháng 5/2024. Nguồn: SSI Research

Sau khi nhấn mạnh thời điểm chọn lọc cổ phiếu vào tháng trước, việc tận dụng vùng giá cao để bảo toàn thành quả cho danh mục là chiến lược phù hợp bối cảnh thị trường hiện tại. Ở chiều mua, việc đa dạng hóa theo ngành có thể giúp nhà đầu tư chủ động đón đầu dòng tiền liên tục xoay vòng và hạn chế rủi ro.

Theo ước tính của SSI Research, các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tăng trưởng vững chắc trong những nhóm ngành bán lẻ, thép - tôn mạ, chứng khoán và xuất khẩu sẽ có cơ hội nhiều nhất trong năm 2024.

Trong khi đó, sự chú ý của thị trường còn mở rộng sang một số nhóm ngành có định giá gần như đi ngang nếu tính từ đầu năm 2023 như nhóm thực phẩm đồ uống, tiện ích (điện) và các cổ phiếu dự kiến trả cổ tức cao.

Đơn vị: nghìn đồng. Nguồn: SSI Research

Đơn vị: nghìn đồng. Nguồn: SSI Research

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý một số rủi ro tiềm ẩn. Thị trường có thể rung lắc ngắn hạn do tâm lý chốt lời và hạ tỷ lệ vay margin. Trong lịch sử, tháng 6 không thuận lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Rủi ro địa chính trị và chính sách tiền tệ Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Một số yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lãi suất, thị trường bất động sản, tiêu dùng cũng có thể tác động đến diễn biến của thị trường.

Danh mục khuyến nghị tháng 6 của SSI Research là các cổ phiếu HAH, PPC, VPB, IDC, ACV, PVS, MSN.

Theo Đời sống
back to top