"Chung chạ" dễ lây nhiễm khuẩn HP, gây ung thư dạ dày

“Nhiều con đường lây nhiễm vi khuẩn HP và hiện tỷ lệ người Việt Nam nhiễm HP rất cao. Bệnh khó điều trị, tái đi tái lại, là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp, mạn tính, loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày...”.

Đó là thông tin ThS.BS Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa ngoại bụng 1, bệnh viện K trung ương cho biết.

Theo thông tin Khoa học và Đời sống nhận được mới đây, chị L.T.T, 56 tuổi Hà Nội hốt hoảng tìm đến bác sĩ vì con trai đau bụng, nội soi dạ dày, bác sĩ chẩn đoán viêm nhẹ, nhưng kết quả xét nghiệm dương tính với HP.

Hoảng hốt vì phát hiện vi khuẩn HP

Ghi nhận của phóng viên tại các khoa nội soi tiêu hóa ở các bệnh viện tuyến TW và Hà Nội cho thấy, hầu hết bệnh nhân có kết quả dương tính với HP đều lo sợ và bác sĩ liên tục phải trả lời các câu hỏi lặp lại của bệnh nhân về tình trạng này.

ThS.BS Hà Hải Nam cho biết, nhiều bệnh nhân than phiền và lo lắng khi nhận được thông tin nhiễm khuẩn HP trong dạ dày. Nhiều câu hỏi về mối liên quan giữa nhiễm HP với ung thư dạ dày - căn bệnh nguy hiểm chết người. Khảo sát trên google “vi khuẩn HP”, trong 0,38 giây có tới 69.500 kết quả.

Phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện KPhẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K

Theo ThS.BS Nam, nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP) được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Trên thế giới, có đến 50-60% dân số bị nhiễm HP. Hiện tỷ lệ người Việt Nam nhiễm HP cao, khoảng 60-80% dân số. Nghiên cứu tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Tại TP HCM, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện vi khuẩn này.

Phần lớn người bị nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng và cũng không tổn thương dạ dày. Như vậy người bị nhiễm và vi khuẩn HP có thể chung sống hòa bình suốt đời.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp, nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày - hành tá tràng và tỷ lệ thấp nhiễm gây ung thư dạ dày. Hiện nay, khoa học vẫn chưa lý giải được, tại sao một số người nhiễm vi khuẩn HP bị bệnh, còn những người khác bị nhiễm lại hoàn toàn bình thường.

Giải thích việc vi khuẩn HP khó bị tiêu diệt, BS Nam phân tích, hình dạng xoắn ốc của HP giúp nó tấn công vào niêm mạc dạ dày. Tại đây vi khuẩn sẽ được bảo vệ bởi chất nhầy, điều này khiến các tế bào miễn dịch không thể tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn.

Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể thích nghi bằng cách tiết ra urease, chất giúp trung hòa acid của dạ dày để tồn tại. Do mất lớp màng nhầy, acid do dạ dày tiết ra sẽ tác động trực tiếp lên lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét. Các vết loét này có thể chảy máu, gây nhiễm trùng hoặc ngăn thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa và dẫn đến nhiều vấn đề khác ở hệ thống tiêu hóa.

Vi khuẩn HP tấn công dạ dàyVi khuẩn HP tấn công dạ dày

Dễ lây nhiễm và khó điều trị

Theo ThS.BS Hà Hải Nam, nguyên nhân chính xác dẫn đến nhiễm vi khuẩn HP chưa được xác định. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhiễm vi khuẩn HP từ thức ăn, nước uống hoặc dụng cụ ăn uống. Tình trạng này thường phổ biến ở các cộng đồng hoặc quốc gia thiếu nước sạch và không có hệ thống thoát nước thải đạt chuẩn.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với nước bọt hoặc các chất dịch cơ thể của người nhiễm.

Vi khuẩn HP thường lây qua 3 con đường sau:

Đường miệng - miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người nhiễm và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm rất cao. Thói quen ăn chung bát nước chấm, uống chung cốc nước... rất dễ lây bệnh.

Phòng ngừa nhiễm HP

• Ăn chín, uống nước đun sôi hoặc nước đóng chai. Không uống nước máy.

• Ăn các loại rau quả củ tươi được trồng theo tiêu chuẩn sạch.

• Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.

• Bảo quản thức ăn không để phơi nhiễm với các loại côn trùng.

Đường phân - miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm HP.

Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, tai mũi họng, dụng cụ nha khoa....

Mặc dù, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể dễ dàng nhận ra và tấn công HP, ở gần nơi mà chúng xâm nhập. Nhưng các tế bào miễn dịch lại không thể di chuyển đến niêm mạc dạ dày, nơi mà có nồng độ axit cao. Mặt khác, HP có thể làm thay đổi các phản ứng miễn dịch tại chỗ. Chính vì vậy, cơ thể không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.

Hầu hết người nhiễm HP không có dấu hiệu nhận biết hoặc triệu chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, khi HP gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dấu hiệu phổ biến nhất là đau bụng, đặc biệt khi dạ dày rỗng vào ban đêm hoặc sau bữa ăn vài giờ. Cơn đau thường âm ỉ, có thể kéo dài trong vài phút hoặc hàng giờ. Ăn, uống sữa và uống thuốc kháng axit có thể cải thiện các triệu chứng.

Một số triệu chứng khác như: Ợ hơi, ợ nóng, có thể sốt; Đầy hơi, chán ăn; Buồn nôn, sút cân. Nếu tổn thương loét ở dạ dày tiến triển nặng có thể khiến chảy máu dạ dày và dẫn tới các triệu chứng: Nôn ra máu đỏ tươi hoặc cục máu đông, đi ngoài phân đen; Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu; Da xanh; Đau bụng dữ dội (do thủng ổ loét).

Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày; Hình thành vết loét (10%); Xuất huyết tiêu hoá; Thủng dạ dày; Viêm màng bụng; Tắc nghẽn và nguy cơ gây ung thư dạ dày nhưng không quá cao.

Thói quen ăn uống dễ lây nhiễm khuẩn HP, gây ung thư dạ dày

Thói quen ăn uống dễ lây nhiễm khuẩn HP, gây ung thư dạ dày

ThS Lê Quốc Thịnh, trưởng khoa Dược, Bệnh viện TW 71 nhấn mạnh, bệnh do nhiễm vi khuẩn HP có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không tái phát và không gây biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và được điều trị đúng cách. Nhiều người bệnh hay tái phát bệnh nếu không tuân thủ điều trị hoặc vẫn bị các yếu tố nguy cơ khác do sinh hoạt, ăn uống.

Phác đồ điều trị bao gồm cả thuốc kháng sinh để tiêu diệt HP và các thuốc chống loét, giảm acid. Các phác đồ điều trị hiện nay thường có các tác dụng phụ như chua miệng, đắng miệng, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Người bệnh cần cố gắng chịu đựng để uống đủ liều điều trị vì nếu bỏ dở điều trị sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau.

Bên cạnh việc điều trị tiệt trừ HP hoặc điều trị thuốc chống loét, bệnh nhân cần kiêng cữ các thức ăn chua cay, nhiều mỡ béo và phải ngưng hút thuốc lá, ngưng uống bia, rượu, tránh bớt các nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh vì đây cũng là các nguyên nhân gia tăng hoặc làm trầm trọng thêm vết loét.

Những trường hợp nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng, không có tổn thương dạ dày, không cần thiết phải điều trị diệt HP. Chỉ điều trị HP khi:

• Có chứng đầy bụng khó tiêu kéo dài mà không xác định được nguyên nhân.

• Viêm dạ dày mạn tính hoặc loét dạ dày tá tràng.

• Sau phẫu thuật ung thư dạ dày.

• Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày (bố, mẹ, anh chị em ruột).

• Thiếu máu nhược sắc không lý giải được nguyên nhân.

• Người phải điều trị thuốc kháng viêm hoặc aspirin kéo dài.

Theo Đời sống
Khởi tố 3 đối tượng lừa bán vé xe trên mạng

Khởi tố 3 đối tượng lừa bán vé xe trên mạng

Công an thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 3 đối tượng, gồm: P.V.V (SN: 2003), P.V.Q (SN: 2004) và P.N.B (SN: 2006, cùng trú tại Nam Định) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
back to top